Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Báo lãi 6 tháng hơn 442 tỷ đồng, Đô thị An Lộc đã trả hơn 1.210 tỷ đồng
Trong quý II, Đầu tư Sài Gòn VRG ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.663,3 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán ghi nhận 1.471,9 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.
Doanh thu hoạt động tài chính quý này giảm 25,5%, ghi nhận 93,3 tỷ đồng. Chi phí tài chính được hoàn nhập đến 65,9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước ở mức 7,5 tỷ đồng. Trong kỳ chi phí lãi vay tăng mạnh dù mở mức thấp so với quy mô của công ty.
Chi phí bán hàng là 3,1 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp là 22,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 17,1% và 3,2% so với cùng kỳ năm trước.
Sài Gòn VRG ghi nhận 23,5 tỷ đồng lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm trước.
Khép lại quý II, Đầu tư Sài Gòn VRG báo lãi trước thuế gần 345,1 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế 263,1 tỷ đồng, lần lượt giảm 1,8% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, Đầu tư Sài Gòn VRG ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 3.057,9 tỷ đồng, giảm khoảng gần 30 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Lãi hoạt động tài chính 6 tháng đạt 154 tỷ đồng, giảm hơn 17% so với cùng kỳ, chủ yếu do lãi bán các khoản đầu tư và thoái vốn giảm; và do chi phí lãi tăng lên. Về cơ cấu doanh thu hoạt đồng tài chính, lãi tiền gửi, lãi cho vay ghi nhận 144,4 tỷ đồng, lãi do thoái vốn chiếm 30,1 tỷ đồng, lần lượt chiếm 75,9% và 15,8% tổng doanh thu hoạt động tài chính
6 tháng đầu năm 2023, Đầu tư Sài Gòn VRG báo lãi trước thuế hơn 573,5 tỷ đồng, lãi sau thuế 442,3 tỷ đồng, lần lượt giảm 7,7% và 12,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến ngày 30/6/2023, Đầu tư Sài Gòn VRG ghi nhận tổng cộng tài sản ở mức 20.148,6 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Trong đó, so với số đầu năm, trữ tiền tăng 7,5% lên 4.530,5 tỷ đồng.
Đầu tư Sài Gòn VRG có hơn 122,2 tỷ đồng đầu tư vào CTCP Cao su Tây Ninh (HSX: TRC). Bên cạnh đó, Đầu tư Sài Gòn VRG đầu tư 1.022,3 tỷ đồng vào các công ty liên kết, bao gồm: CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (UpCOM: NTC, 791,2 tỷ đồng), CTCP Phát triển đô thị và KCN Cao su Việt Nam (210,6 tỷ đồng), CTCP Khoáng Sản Fico Tây Ninh (20,4 tỷ đồng). Nhóm 4 công ty liên kết nói trên trong kỳ đã mang về cho Đầu tư Sài Gòn VRG hơn 60 tỷ đồng bao gồm cổ tức được chia và lợi nhuận được chia.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của các dự án là 2.943,3 tỷ đồng. Trong đó, nổi bật là chi phí phát triển Dự án KCN – Đô thị - Dịch vụ Phước Đông Bời Lời (1.257,8 tỷ đồng), chi phí phát triển Dự án KCN Lê Minh Xuân 3 (600,1 tỷ đồng), chi phí phát triển Dự án KCN Lộc An – Bình Sơn (669,6 tỷ đồng) …
Hàng tồn kho ghi nhận 405,8 tỷ đồng, giảm 6,5% so với đầu năm.
Tổng nợ phải trả tính đến ngày kết thúc quý II là 16.498,5 tỷ đồng, tăng 7,5% so với đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn là 2.304,8 tỷ đồng, nợ dài hạn là 14.193,7 tỷ đồng.
Về cơ cấu nợ, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ghi nhận 1.225,6 tỷ đồng là khoản vay các Ngân hàng Vietcombank 736,5 tỷ đồng, Ngân hàng Vietinbank 439,2 tỷ đồng, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam 49,9 tỷ đồng. B
Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 117,4 tỷ đồng, trong đó, 113,8 tỷ đồng đến từ Ngân hàng Vietcombank.
Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy, trong kỳ Đầu tư Sài Gòn VRG đã thu hồi hơn 1.210 tỷ đồng đã cho cổ đông lớn vay là CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị An Lộc. Số dư đầu năm liên quan đến việc Đầu tư Sài Gòn VRG cho Đầu tư và Phát triển Đô thị An Lộc vay là hơn 1.797 tỷ đồng. Báo cáo cũng cho thấy, trong kỳ chênh lệch tiền chi tạm ứng và hoàn tạm ứng cho các cá nhân là thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát lên đến 163 tỷ đồng (trong đó chi tạm ứng hơn 299 tỷ đồng, thu về hoàn tạm ứng là hơn 136 tỷ đồng).
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên ngày 28/7, cổ phiếu SIP của Đầu tư Sài Gòn VRG tăng 1,82% lên 134.100 đồng/cổ phiếu.