Mảng dịch vụ điện nước suy giảm, Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) báo lãi giảm 24% trong quý I/2023

08/05/2023 16:27 GMT+7
Trong 3 tháng đầu năm, Sài Gòn VRG báo lãi sau thuế 179,2 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 165 tỷ đồng, giảm 26%.

Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2023 với doanh thu thuần đạt 1.394 tỷ đồng giảm 6% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp giảm nhẹ 2,5% so với cùng kỳ xuống 233,4 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính tăng 33,3% lên 97 tỷ đồng; trong khi đó chi phí tài chính tăng vọt 440% lên 102 tỷ đồng. Chi bán hàng và chi phí quản lý biến động không đáng kể lần lượt là 5,1 tỷ đồng và 20,4 tỷ đồng.

Kết quả, Sài Gòn VRG báo lãi sau thuế 179,2 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 165 tỷ đồng, giảm 26%.

Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) lãi 179 tỷ đồng, giảm 24% trong quý I/2023 - Ảnh 1.

BCTC hợp nhất của SIP

Theo giải trình của Công ty, sự suy giảm của mảng kinh doanh dịch vụ điện nước là nguyên nhân chính làm lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh cốt lõi giảm so với cùng kỳ:

Mảng kinh doanh cung cấp dịch vụ điện nước đạt 1.136 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ. Nguyên nhân có thể đến từ việc các nhà máy tại các KCN hoạt động với công suất thấp hơn kỳ vọng trong bối cảnh thiếu vắng đơn hàng. Đặc biệt tại KCN Phước Đông, đây là KCN lớn nhất của SIP với nhiều cơ sở may mặc và dệt đặt nhà máy tại KCN này. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp vẫn giữ được mức xấp xỉ 10%.

Mảng cho thuê đất KCN vẫn giữ mức tăng trưởng tốt 19% so với cùng kỳ nhờ vào diện tích lấp đầy KCN  tăng lên và SIP chọn cách doanh thu phân bổ theo thời gian của dự án. Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức khá hấp dẫn 69%. Ngoài ra, mảng kinh doanh dịch vụ tiện ích KCN cũng được hưởng lợi khi doanh thu tăng 27% so với cùng kỳ lên 96 tỷ đồng.

Ngoài ra, việc ghi nhận khoản lỗ 88 tỷ đồng tại công ty con – Công ty CP Xây dựng và phát triển thế hệ mới, kết hợp với chi phí lãi vay tăng lên 13 tỷ đồng (tăng 219% so với cùng kỳ) làm cho chi phí tài chính tăng lên đáng kể (102 tỷ đồng, tăng 441% so với cùng kỳ) và đóng góp phần lớn vào sự suy giảm lợi nhuận sau thuế của công ty so với cùng kỳ).

Tổng tài sản của SIP tính tới 31/3/2023 ghi nhận 19.760 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm; tiền và các khoản tương đương tiền tăng 73,6% lên 763,5 tỷ đồng; đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm 22,5% xuống 2.824 tỷ đồng; phải thu ngắn hạn khác tăng 73% lên 2.750 tỷ đồng.

Đáng chú ý trong phần khoảng phải thu, liên quan đến cổ đông lớn - Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị An Lộc, SIP đã cập nhật số dư nợ đến ngày 26/4/2023 còn lại 273 tỷ đồng so với con số cuối năm 2022 (1.797 tỷ đồng).

Hàng tồn kho giảm 5,8% xuống 408,7 tỷ đồng, trong đó chi phí phát triển dự khu tái định cứ Bến Sẵn hơn 83 tỷ đồng; chi phí dự án Khu Dân dư Đông Nam hơn 58 tỷ đồng; chi phí dự án Khu dân cư Thuận Lợi 35 tỷ đồng...

Về chi phí xây dựng dở dang kỳ này tăng nhẹ lên 2.601 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí phát triển Dự án KCN - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông Bời Lời với 1.301 tỷ đồng; Dự án KCN Lê Minh Xuân 592.3 tỷ đồng; Dụ án KCN Đông Nam 385 tỷ đồng...

Nợ phải trả tăng 15,6% lên gần 2.130 tỷ đồng; vay nợ ngắn hạn tăng 45% lên hơn 1.000 tỷ đồng; vay nợ dài hạn giảm 19% xuống 1,2 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng 5% lên 3.844 tỷ đồng.


O.L
Cùng chuyên mục