Giá cao su hôm nay 1/9: Giá cao su giảm đỏ toàn thị trường

01/09/2022 16:20 GMT+7
Giá cao su ngày 1/9, giá cao su hôm nay giảm đỏ toàn thị trường, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và tại cả Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Giá cao su ngày 1/9: Nhuộm đỏ toàn thị trường

Giá cao su ngày 1/9, giá cao su hôm nay giảm đỏ toàn thị trường, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2022 ghi nhận mức 221,7 yen/kg, giảm 3,07%, tăng 6,8 yen/kg. Các kỳ hạn cao su tháng 10, 12 và tháng 1/2023 đều ghi nhận giảm mạnh từ hơn 1% đến hơn 3%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 đứng ở mức 11.525 nhân dân tệ/tấn, giảm 2,33%, giảm 275 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay tiếp tục giảm cả ở các kỳ hạn tháng 10, 11, 12 và tháng 1/2023, tháng 3/2023 ở mức giảm mạnh gần 3%.

Giá cao su hôm nay 1/9: Giá cao su giảm đỏ toàn thị trường - Ảnh 1.

GIÁ CAO SU TRỰC TUYẾN SÀN TOCOM, THƯỢNG HẢI, THÁI LAN Cập nhật lúc: 01/09/2022 lúc 15:24:02

Giá cao su hôm nay 1/9: Giá cao su giảm đỏ toàn thị trường - Ảnh 2.

GIÁ CAO SU TRỰC TUYẾN SÀN TOCOM, THƯỢNG HẢI, THÁI LAN Cập nhật lúc: 01/09/2022 lúc 15:24:02

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 7, Việt Nam xuất khẩu được 196,5 nghìn tấn cao su, trị giá gần 319 triệu USD, tăng 4,6% về lượng và tăng gần 3% về trị giá so với tháng 6; tuy nhiên so với tháng 7/2021 giảm gần 4% về lượng và giảm 5,7% về trị giá.

Trong tháng, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.623 USD/tấn, giảm 1,7% so với tháng trước và giảm 1,8% so với tháng 7/2021. Đây cũng là tháng thứ ba liên tiếp giá xuất khẩu cao su bình quân sụt giảm và thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, so với tháng 4, giá xuất khẩu cao su trung bình đã giảm 182 USD/tấn, là mức giá thấp nhất từ tháng 2/2021 đến nay.

Số liệu thống kê cho thấy trong tháng 7 giá cao su xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc ở mức 1.572 USD/tấn, giảm hơn 1% so với tháng 6 và giảm 3% so với tháng 7/2021.

Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ lớn nhất cao su Việt Nam, chiếm 71,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với lượng xuất khẩu tháng 7 đạt hơn 140.000 tấn, trị giá hơn 220 triệu USD. Con số này tăng 4,8% về lượng và tăng 3,6% về trị giá so với tháng 6, tuy nhiên so với tháng 7/2021 giảm 7,6% về lượng và giảm 10,3% về trị giá.

Hoạt động xuất khẩu kém sắc đã khiến cho giá mủ cao su nguyên liệu trong nước những ngày đầu tháng 8 giảm nhẹ so với cuối tháng trước.

Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 290-302 đồng/độ TSC, giảm 5 đồng/độ TSC so với cuối tháng 7. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa ở mức 306-308 đồng/độ TSC, giảm 5 đồng/độ TSC.

Hội cao su - nhựa TP.HCM nhận định, giá cao su dự báo sẽ tăng khó khăn trong những tháng cuối năm mặc dù thời gian này thường là mùa sản xuất trong năm.

Nguyên nhân là do tình hình lạm phát thế giới vẫn tiếp diễn, nhu cầu tiêu thụ của thị trường khó đoán định.

Còn theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), nguồn cung cao su toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu, điều này cho thấy triển vọng thị trường cao su tự nhiên dự kiến sẽ cải thiện hơn trong năm nay và các năm tới.

Cụ thể, trong tháng 6, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đạt hơn 1,1 triệu tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi tiêu thụ đạt 1,2 triệu tấn, tăng 5,8% so với tháng 6/2021. Như vậy, nguồn cung thiếu hụt khoảng 93.000 tấn.

Tại thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới là Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu cao su tiếp tục tăng trong tháng 7. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 7, Trung Quốc nhập khẩu 579,7 nghìn tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (kể cả mủ cao su), với trị giá hơn 1 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng và tăng gần 11% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 3,97 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp, trị giá gần 7,5 tỷ USD, tăng hơn 4% về lượng và tăng 10,4% về trị giá so với 7 tháng năm 2021.

Với Việt Nam, mặc dù Trung Quốc vẫn đang thực hiện chính sách “Zero Covid” nhưng quốc gia này vẫn đang cần nhập khẩu lượng mủ cao su và cao su sơ chế rất lớn để phục vụ cho sản xuất các sản phẩm cao su.

Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết Trung Quốc đang có nhu cầu khoảng 500.000 tấn cao su tự nhiên mỗi tháng, nhưng chỉ có khoảng 115.000 tấn được đáp ứng từ nguồn cung nội địa. Như vậy, mỗi tháng, quốc gia tỷ dân thiếu khoảng 385.000 tấn cao su tự nhiên cần phải nhập khẩu.

Bên cạnh đó, tại các thị trường khác như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Ấn Độ, dự báo tiếp tục xu hướng tăng nhờ kinh tế ở các thị trường này đang dần hồi phục sẽ là tín hiệu lạc quan cho việc xuất khẩu cao su Việt Nam.

 

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục