Giá cao su hôm nay 8/11: Giá cao su tăng mạnh mẽ

08/11/2022 14:16 GMT+7
Giá cao su hôm nay 8/11: Giá cao su kỳ hạn hôm nay tăng mạnh mẽ toàn thị trường, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Giá cao su hôm nay 8/11: Tín hiệu tốt, giá cao su tăng mạnh mẽ

Giá cao su hôm nay 8/11: Giá cao su kỳ hạn hôm nay đi lên toàn thị trường tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 12/2022 ghi nhận mức 217,8 yen/kg, tăng 1,63%, tăng 3,5 yen/kg. Kỳ hạn cao su tháng 11/2022 giữ nguyên ở mức 215,4 yen/kg. Cao su kỳ hạn tháng 1/2023, kỳ hạn tháng 2/2023, kỳ hạn tháng 3/2023 tăng ở mức trên dưới 2%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 11/2022 đứng ở mức 11.730 nhân dân tệ/tấn, tăng 2,49%, tăng 285 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay tăng ở các kỳ hạn tháng 1/2023, tháng 3/2023, tháng 4/2023, tháng 5/2023 ở mức trên dưới 2%.

Giá cao su hôm nay 8/11: Giá cao su tăng mạnh mẽ - Ảnh 1.

GIÁ CAO SU TRỰC TUYẾN SÀN TOCOM, THƯỢNG HẢI, THÁI LAN Cập nhật lúc: 08/11/2022 lúc 13:36:01

Giá cao su hôm nay 8/11: Giá cao su tăng mạnh mẽ - Ảnh 2.

GIÁ CAO SU TRỰC TUYẾN SÀN TOCOM, THƯỢNG HẢI, THÁI LAN Cập nhật lúc: 08/11/2022 lúc 13:36:01

Giá cao su hôm nay 8/11: Giá cao su tăng mạnh mẽ - Ảnh 3.

Giá cao su hôm nay 8/11: Tín hiệu tốt, giá cao su tăng mạnh mẽ

Trước đó, ngày 7/11 giá cao su kỳ hạn tương lai trên thị trường Nhật Bản giảm nhẹ do lo ngại nhu cầu sẽ tiếp tục yếu khi quá trình phục hồi sản xuất ô tô liên tục bị trì hoãn, trong khi đồng yen tăng so với đồng USD cũng góp phần ảnh hưởng nặng nề. 

Đồng USD được giao dịch ở mức 147,05 yen, tăng 0,26% so với mức giá đóng cửa phiên trước tại châu Á. Đồng yen mạnh hơn khiến tài sản định giá bằng đồng yen trở nên kém hợp lý hơn khi được mua bằng các loại tiền tệ khác.

Toyota Motor Corp (7203.T) tuần trước đã công bố lợi nhuận hàng quý giảm 25% so với dự kiến và cắt giảm mục tiêu sản lượng hàng năm, do công ty Nhật Bản này phải đối mặt với chi phí nguyên liệu tăng cao và tình trạng thiếu chất bán dẫn dai dẳng.

Nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới về doanh số này cũng cảnh báo rằng, họ vẫn khó dự đoán tương lai sau khi công bố mức giảm lợi nhuận quý thứ tư liên tiếp, nhấn mạnh sức ảnh hưởng mạnh mẽ của những khó khăn kinh doanh mà họ phải đối mặt.

Trong đại dịch virus Corona, Toyota tỏ ra tốt hơn hầu hết các nhà sản xuất ô tô khác trong việc quản lý chuỗi cung ứng, nhưng lại trở thành nạn nhân của tình trạng thiếu chip kéo dài trong năm nay, dẫn đến việc liên tục cắt giảm mục tiêu sản xuất hàng tháng.

Tình trạng thiếu chip ô tô toàn cầu tiếp tục diễn ra, do các nhà sản xuất chip ưu tiên nguồn cung cấp cho các mặt hàng điện tử như điện thoại thông minh và máy tính, trong khi đó thiên tai, đại dịch và sự gián đoạn của các nhà máy đã làm chậm đà hồi phục nguồn cung chip ô tô.

Trong quý này, sản lượng phục hồi 30%, nhưng công ty đã cảnh báo tình trạng thiếu chất bán dẫn và các thành phần khác sẽ tiếp tục hạn chế sản lượng trong những tháng tới.

Toyota cho biết họ dự kiến sẽ sản xuất 9,2 triệu xe trong năm tài chính này, giảm so với dự báo trước đó là 9,7 triệu chiếc nhưng vẫn vượt qua sản lượng của năm tài chính trước đó là khoảng 8,6 triệu chiếc.

Dự trữ cao su trong các kho do Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giám sát đã tăng 1,4% so với một tuần trước đó.

Trong quý III/2022, thị trường cao su bị tác động bởi những lo ngại về nhu cầu cao su ở Trung Quốc chậm lại do nắng nóng làm gián đoạn sản xuất và các đợt đóng cửa kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp và tiêu dùng. Chính phủ nước này vẫn tiếp tục kiên trì với chiến lược “Zero Covid”. Những lo ngại về nhu cầu cao su của Trung Quốc chậm lại đã khiến giá cao su giảm, cho dù sản lượng cao su tại Thái Lan bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và lũ lụt trên khắp cả nước.

Giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt trên thế giới biến động mạnh trong quý III/2022, giá có xu hướng tăng mạnh trong tháng 7/2022, sau đó quay đầu giảm đến hết tháng 9/2022. Trong tháng 10/2022, giá cao su trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất, giá có xu hướng tăng trong 20 ngày đầu tháng, sau đó giảm mạnh trở lại, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu và gây tâm lý rủi ro cho thị trường.

Cụ thể: Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE) Nhật Bản giá cao su có xu hướng tăng mạnh trong 20 ngày đầu tháng 10/2022, sau đó giảm mạnh. Ngày 28/10/2022, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần dao động ở mức 214,4 yen/kg (tương đương 1,45 USD/ kg), giảm 5,1% so với cuối tháng 9/2022 và giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giảm mạnh kể từ ngày 20/10/2022. Ngày 28/10/2022, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 10.865 nhân dân tệ/tấn (tương đương 1,49 USD/kg), giảm 8,7% so với cuối tháng 9/2022 và giảm 20,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Thái Lan, giá cao su biến động mạnh, sau khi tăng lên mức 55,6 Baht/kg (ngày 11/10/2022), giá có xu hướng giảm trở lại, nhưng vẫn tăng so với cuối tháng trước. Ngày 28/10/2022, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 53,36 Baht/kg (tương đương 1,41 USD/kg), tăng 2,5% so với cuối tháng 9/2022, nhưng giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Quý III/2022, giá cao su nguyên liệu trong nước có xu hướng giảm, giá giảm khoảng 40-50 đồng/độ mủ so với cuối quý II/2022. Tháng 10/2022, giá mủ cao su nguyên liệu biến động nhẹ. Tại Bình Phước, Công ty cao su Phú Riềng thu mua mủ nguyên liệu ở mức 270-285 đồng/độ mủ, tăng 10-15 đồng/độ mủ so với cuối tháng 9/2022. Tại Bình Dương, Công ty cao su Phước Hòa thu mua mủ nguyên liệu ở mức 273-275 đồng/ độ mủ, ổn định so với cuối tháng trước. Tại Gia Lai, Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 230-240 đồng/độ mủ, giảm 10 đồng/ độ mủ so với cuối tháng 9/2022.

 

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục