Grab và Gojek lại đàm phán sáp nhập?
Theo Financial Times, định giá của hai startup gọi xe Đông Nam Á giảm đáng kể trên thị trường chứng khoán thứ cấp từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Grab được định giá 14 tỷ USD sau vòng gọi vốn gần nhất hồi năm 2019. Tuy vậy, nguồn tin trên khẳng định cổ phiếu của công ty đang được giao dịch ở mức thấp hơn 25% so với trước đây.
Gojek được định giá gần 10 tỷ USD hồi năm ngoái, nhưng cổ phiếu của startup Indonesia "cũng được bán với mức giá thấp, đặc biệt từ các cổ đông ban đầu". Nhà phân tích Asad Hussain thuộc hãng tư vấn PitchBook nhận định việc sáp nhập có thể giúp Grab và Gojek sớm chuyển sang giai đoạn kinh doanh có lãi.
Hồi tháng 2, cũng có tin Grab và Gojek đàm phán sáp nhập. Tuy nhiên nguồn tin Financial Times cho biết SoftBank - cổ đông lớn của Grab - phản đối kế hoạch này. Nguồn tin này khẳng định tỷ phú Masayoshi Son, CEO SoftBank, tin rằng ngành công nghiệp gọi xe "sẽ là ngành công nghiệp độc quyền".

Tài xế Grab và Gojek ở Indonesia. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Tuy nhiên, giờ cũng nguồn tin này cho biết tỷ phú Son đã thay đổi quan điểm, ủng hộ chuyện sáp nhập.
Việc Grab và Gojek sáp nhập có thể trở thành một vấn đề ở Indonesia, thị trường lớn nhất của hai startup. Ông Nadiem Makarim, nhà sáng lập Gojek, hiện là bộ trưởng giáo dục Indonesia, do đó có nhiều mối quan hệ chính trị. “Ở Indonesia, Gojek là đội chủ nhà và nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính phủ", một nhà đầu tư của Gojek tuyên bố.
Kế hoạch sáp nhập cũng vấp phải sự phản đối từ một số giám đốc điều hành cấp cao của Grab. Các cơ quan quản lý hai nước cũng có thể không đồng ý với việc sáp nhập bởi một thương vụ như vậy có thể dẫn đến việc 2 công ty cắt giảm nhân lực trong thời điểm nền kinh tế Indonesia và Singapore đang gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19.
-
Tổng Cty Thương mại xây dựng (WTO): Lãi 6 tháng tăng 3%, 'cõng' nợ hơn 35.0000 tỷ đồng
-
MWG báo doanh thu chuỗi Thế giới Di động đang dần phục hồi, lợi nhuận tháng 8 vẫn là "ẩn số"
-
Intracom của Shark Việt ghi nhận lãi giảm mạnh trong nửa đầu năm
-
Một doanh nghiệp bất động sản có dư nợ trái phiếu gấp 14 lần vốn chủ
-
Nợ phải trả của Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn tăng 26% lên hơn 8.300 tỷ đồng
-
Năng lượng Trường Thịnh (TTE) bất ngờ chuyển từ lãi sang lỗ sau kiểm toán