Khi thạc sĩ toán “bẻ lái” sang kinh doanh
Từ thạc sĩ toán “bẻ lái” sang lĩnh vực kinh doanh
Vốn xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, doanh nhân Đỗ Thành Tích, Giám đốc Công ty Tân Tín Thành từng tốt nghiệp khoa toán Đại học Sư phạm TP.HCM, học thạc sĩ toán tại Hà Nội và làm giảng viên tại trường Cao đẳng Sư phạm Cần Thơ.
Ông là chủ nhân của nhiều bằng sáng chế hữu ích như: chất chống thấm không đục gạch, thiết bị xây tô không cần giàn giáo, bình chữa cháy tự động, cọ lăn sơn không cần nhúng...
Luôn xuất hiện với phong cách ăn mặc giản dị của một nhà giáo, với chất giọng chân chất, gần gũi của vùng đất “xứ Nẫu”, ông tâm sự về ngã rẽ nghề nghiệp của cuộc đời mình:
“Mùa hè đỏ lửa” năm 1972, lúc ấy vừa cuối năm lớp 9, tôi không dám nghĩ đến chuyện học tiếp, rời Bình Định, lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề như đào đường, rào kẽm gai, xắt thuốc lá mướn... May thay, thầy hiệu trưởng cũ xin được hai suất học bổng và tôi được ưu tiên một suất để học tiếp cấp 3.
Nếm trải khó khăn từ nhỏ rồi mười mấy năm dạy học cũng chẳng khấm khá gì, nhất là từ khi lập gia đình, khó khăn chồng chất khiến tôi luôn day dứt vì để vợ con phải sống nghèo khó.
Một hôm, thấy vợ đi chợ về mà chỉ mua toàn rau và gạo, tôi xót xa, tự trách: “Sao mình tệ quá, không lo nổi cuộc sống tối thiểu cho gia đình!”. Như giọt nước tràn ly, tôi quyết tâm phải thoát nghèo, nhiều câu hỏi xuất hiện dồn dập trong đầu: phải làm gì và bắt đầu từ đâu?...
Món khởi nghiệp đầu tiên của ông Tích là cơ sở dầu gội trị gàu Thanh Diễm, hiệu “Cánh Buồm”, được ông đặt với khát khao vươn ra biển lớn. Sau vài năm buôn bán thuận lợi ở thị trường miền Tây, ông mở rộng kinh doanh lên Sài Gòn.
Sản phẩm của ông được một số hợp tác xã đón nhận, nhưng niềm vui kéo dài chưa bao lâu thì nhiều hàng giả hiệu “Cánh Buồm” xuất hiện tràn lan với giá rẻ khiến ông phải bỏ cuộc.
Không nản lòng, ông lại mày mò làm keo bâu áo, giấy nhám, phấn không bụi, cọ lăn sơn không cần nhúng... không phải chờ dứt điểm món này rồi mới tới món khác mà có khi ông nghiên cứu vài ba thứ cùng lúc, có thời điểm ông kinh doanh cả địa ốc.
Chia sẻ về cơ duyên đến với lĩnh vực chống thấm, ông nói rất tình cờ. Năm 1992, trong một lần ngồi cà phê cùng người bạn là kỹ sư xây dựng, ông nhờ bạn giới thiệu loại chống thấm tốt để sử dụng cho căn nhà cấp bốn của mình ở Cần Thơ và bạn trả lời: “Nói thiệt, chống thấm Mỹ, Pháp hay Nhật…tao chẳng tin loại nào cả!”. Nghe bạn nói vậy, sẵn trong đầu đang muốn tìm tòi cái mới, ông chợt nghĩ: “Phải chăng lĩnh vực chống thấm đang thách thức mình!”.
Vậy là ông lại lao vào nghiên cứu, nhờ có bằng thạc sĩ toán nên ông xin dạy hợp đồng tại vài trường cấp 3 và trung tâm luyện thi để lấy ngắn nuôi dài và chuẩn bị cho “cuộc chơi lớn”.
Thời điểm đó, thị trường chống thấm đã có vài thương hiệu tên tuổi và khá nhiều cơ sở nhỏ lẻ. Chân ướt chân ráo lên TP.HCM, làm sao để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình là câu hỏi hóc búa đối với ông.
Đắn đo suy nghĩ, cuối cùng ông chọn cách giới thiệu chất chống thấm không cần đục gạch trên các ô rao vặt nhỏ xíu của báo Thanh Niên. Nhờ lạ, đơn giản và ít tốn kém nên nhiều người chú ý và dùng thử, sản phẩm chống thấm của ông thâm nhập thị trường TP.HCM bằng những bước đi tập tễnh như vậy.
Tự khám phá ra sở trường
Ông cho rằng mình may mắn, bởi thuở nhỏ, ông được đọc tủ sách học làm người của Nguyễn Hiến Lê, trong đó có câu nói rất hay rằng: “Làm giàu là một thành công nhưng chưa trọn vẹn nếu không làm gì mang lại ích lợi cho xã hội”, tư tưởng ấy thấm vào đầu ông cho tới tận bây giờ.
Nhiều người thắc mắc tại sao một thầy giáo dạy toán như ông lại chọn con đường nghiên cứu, kinh doanh hóa chất xây dựng? Ông bảo: “Cái khó ló cái khôn”, nỗi lo cơm áo gạo tiền là lý do ban đầu khiến ông chuyển ngang từ nghề giáo qua kinh doanh, nhưng ông lại tìm thấy trong đó niềm vui và đam mê sáng tạo.
Việc nghiên cứu một lĩnh vực không phải là chuyên ngành mình hiểu biết đương nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng đôi khi điều đó giúp ông dễ thoát ra khỏi “cái hộp tư duy” để nghĩ theo hướng khác biệt.
Nhiều năm lăn lộn với nhiều loại hóa chất giúp ông hiểu được “tính nết” của từng loại hoặc nhiều loại kết hợp với nhau tư duy toán học cũng giúp ông dễ nhận thấy bản chất vấn đề hơn.
Ông thừa nhận, bản thân may mắn khi được thừa hưởng một phần gen sáng tạo của ba và thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất sản phẩm chống thấm mà ông có được là nhờ sự cộng hưởng của nhiều may mắn đó.
Không có trường lớp dạy về chống thấm
Càng nghiên cứu lĩnh vực chống thấm ông phát hiện ra rằng thấm dột là vấn nạn lớn không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn cầu.
Theo ông Tích, tài liệu khảo sát của khoa kỹ thuật xây dựng trường Đại học Bách khoa TP.HCM đăng trên Tạp chí Xây dựng tháng 12/2016 cho thấy có tới 84,35% các công trình xây dựng dưới 10 năm tại TP.HCM bị thấm, trong đó tỷ lệ thấm tầng hầm là 78,3%.
Đề tài nghiên cứu cũng dẫn chứng tỷ lệ thấm tại Mỹ là 60%, Singapore là 53%. Tại Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Australia, Malaysia hay HongKong…đều xem thấm là vấn nạn.
Hiện nay, các nhà chuyên môn vẫn chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn bắt buộc về chống thấm như các loại vật liệu xây dựng khác, nên dù kiểm tra ở phòng thí nghiệm cho kết quả không thấm thì vẫn không thể chứng minh sản phẩm đó hiệu quả lâu dài.
Trên thực tế, rất ít người để ý đến sự khác nhau giữa sản phẩm có quy chuẩn hay không. Việc chưa có giáo trình giảng dạy về chống thấm trong các trường chuyên ngành xây dựng cũng khiến cho người tiêu dùng phải đánh giá, chọn lựa sản phẩm dựa vào cảm tính, đó cũng là lý do khiến tình trạng thấm dột ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Thêm một vấn đề bất cập nữa là chủ đầu tư thường giao phần chống thấm cho nhà thầu với mức giá khá thấp, nhà thầu lại ký hợp đồng với đơn vị thầu phụ chống thấm. Do áp lực cạnh tranh về giá và việc bảo hành thấm chỉ có trách nhiệm pháp lý sau một vài năm nên đa số các sản phẩm rẻ hơn sẽ được chọn.
Khi được hỏi về sự khác biệt của các sản phẩm chống thấm Intoc, ông Tích cho biết, một trong những sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao là Intoc-04 và Intoc-04N. Sản phẩm sử dụng trộn với xi măng xây dựng tại công trình tạo nên hỗn hợp “hồ dầu chống thấm” có cùng hệ co dãn và bền theo kết cấu bê tông, nổi trội nhất là tính năng “đẩy nước”, bí quyết này đã tạo nên khác biệt lớn giữa Intoc và các sản phẩm khác.
Sản phẩm Intoc đã hiệu quả trên 20 năm tại hàng loạt công trình, trong đó có các hạng mục áp lực nước cao Intoc đã xử lý thành công như: hồ bơi lầu 5 khách sạn Rex, hồ bơi lầu 6 khách sạn Victory Võ Văn Tần…
Đặc biệt Intoc có thể chống thấm ngược tầng hầm không cần mương dẫn như tầng hầm khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai ở Myanmar, hầm kỹ thuật nhà máy Ford Việt Nam ở Hải Dương và tầng hầm trung tâm thương mại Gigamall ở quận Thủ Đức.
Theo KTS. Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam: “Chống thấm là vấn đề lớn trong xây dựng, nỗ lực nghiên cứu, sản xuất và xây dựng công nghệ chống thấm thuần Việt của Intoc đã được nhiều kiến trúc sư, khách hàng hoan nghênh và đồng hành nhờ vào hiệu quả thực tế tại các công trình trong nhiều năm qua”.
KTS. Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM thì cho rằng: “Giúp cho chủ đầu tư có được giải pháp chống thấm hiệu quả là mối quan tâm lớn của các đơn vị tư vấn - thiết kế. Từ trước đến nay, các kiến trúc sư trong ngành thường chọn giải pháp chống thấm ngoại, nhưng trong một số trường hợp tình trạng thấm ngày càng phổ biến. Intoc đã được một số kiến trúc sư chọn thay thế chống thấm nhập từ nước ngoài trong nhiều năm qua và được chủ đầu tư, khách hàng xác nhận hiệu quả thực tế qua các công trình”.
Trên thực tế, ngày càng nhiều khách hàng phải “bầm dập”, trả giá đắt với các sản phẩm chống thấm ngoại, họ tìm đến Intoc và sử dụng hiệu quả, đó là cách thú vị giúp Intoc mở rộng thị trường, cũng nhờ vậy mà doanh thu của Intoc nhìn chung không bị ảnh hưởng kể từ khi có đại dịch Covid-19.
Chuẩn bị ra biển lớn
Nhiều người nói rằng ông Tích tự làm khó mình khi trên các tài liệu, sản phẩm của Intoc đều ghi “Tự hào công nghệ Việt 100%”, nhưng ông tự tin, tự hào thật sự với điều ấy vì theo ông, nếu chống thấm ngoại không có vấn đề thì Intoc chẳng có cửa thâm nhập vào các công trình lớn.
Khi được hỏi về mong muốn lớn nhất hiện nay, ông nói khát khao cháy bỏng là có thể giới thiệu Intoc ra thị trường nước ngoài. Ông tin rằng một ngày nào đó, công nghệ chống thấm tầng hầm không cần mương dẫn bơm nước của Intoc sẽ được áp dụng ở nhiều quốc gia, bởi nhiều ưu điểm mà nó mang lại như: đơn giản, không ẩm mốc, không chiếm không gian, kéo dài tuổi thọ công trình và đặc biệt chi phí chỉ chiếm 1/5 so với các giải pháp ngoại.
Ông cũng cho biết,tính đến thời điểm hiện tại, Intoc đã đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar, Singapore vàÚc để mở rộng thị trường khu vực. Đồng thời, ông cũng đang phối hợp với một đơnvị chuyên nghiệp nhằm xúc tiến kinh doanh với các đối tác tại Mỹ. Nhưng dịchCovid-19 đã ảnh hưởng đến tiến độ tiếp cận thị trường Mỹ của Intoc và ông có kếhoạch xúc tiến lại ngay khi dịch bệnh được khống chế.