Maybank KimEng dự báo tăng trưởng tín dụng của Việt Nam sẽ đạt 13% trong năm 2021 và 14% năm 2022

08/12/2021 10:07 GMT+7
Sau sự suy giảm của nền kinh tế do Covid-19, Việt Nam được đánh giá sẽ nhanh chóng trở lại đường đua tăng trưởng khu vực nhờ các gói chính sách và rủi ro thương mại thấp.

Ngân hàng Nhà nước tăng 25 điểm cơ bản vào năm 2022, Dư địa tài khoá linh hoạt

Các nhà kinh tế của MBKE kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn thêm +25 điểm cơ bản lên 4,25% vào năm 2022 và thêm +25 điểm nữa lên 4,5% vào năm 2023.

Lạm phát dự kiến sẽ tăng lên mức trung bình +3,8% vào năm 2022 và +3,5% vào năm 2023 (so với +2% vào năm 2021), nhờ tăng giá thực phẩm và năng lượng tăng cùng sự phục hồi kinh tế trên diện rộng. Các dự báo lạm phát nằm trong mục tiêu của NHNN là dưới +4%, mặc dù giá có thể tăng mạnh hơn thế do gián đoạn chuỗi cung ứng và thị trường lao động.

Dự đoán, tăng trưởng tín dụng sẽ đạt khoảng +14% (so với ước tính + 13% vào năm 2021) nhờ tăng trưởng mạnh hơn trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng và bán lẻ (tín dụng thế chấp và hộ kinh doanh).

Về chính sách tài khóa, Ngân sách 2022 đã được phê duyệt với dự báo thâm hụt tài khóa là 372,9 nghìn tỷ đồng (4% GDP dựa trên cơ sở GDP danh nghĩa điều chỉnh), tăng +8,5% so với mức thâm hụt năm 2021 là 343,7 nghìn tỷ đồng (4% GDP).

Nợ công vẫn có thể kiểm soát được mặc dù chi liên quan đến Covid-19 cao hơn năm 2020 và 2021. Bộ Tài chính ước tính tỷ lệ nợ công sẽ duy trì ở mức khiêm tốn 43%-44% GDP vào năm 2022 (so với 43,7% GDP vào năm 2021), thấp hơn nhiều so với nợ trần 60% GDP.

Việt Nam 2022-2023: Chi 800 tỷ đồng để phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch - Ảnh 1.

Biểu đồ lạm phát Việt Nam. Nguồn: CEIC

Vào tháng 11 năm 2021, Chính phủ đã đề xuất một chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch trong hai năm cho 2022-2023 với chi phí ước tính là 800.000 tỷ đồng (35,2 tỷ đô la Mỹ, 10% GDP năm 2020). Chương trình dự kiến sẽ bao gồm hỗ trợ tài chính một lần cho các hộ nghèo (21,2 nghìn tỷ đồng) và các nhóm thu nhập thấp (12 nghìn tỷ đồng); giảm thuế, phí cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh (300 nghìn tỷ đồng); và tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng (220.000 tỷ đồng).

Nguồn vốn sẽ đến từ khoản tiết kiệm ngân sách nhà nước, bán trái phiếu chính phủ và các khoản vay từ các tổ chức đa phương (ví dụ: Ngân hàng Thế giới, IMF, ADB, v.v.). Nếu được thông qua, Chính phủ ước tính chương trình chi tiêu có thể nâng mức thâm hụt tài khóa 2022 lên 5% GDP (từ 4%) và tỷ lệ nợ công lên 47% GDP (từ 43-44%).

Rủi ro phía trước?

Các biến thể Covid mới - có khả năng lây nhiễm và nguy hiểm cao hơn (ví dụ: Omicron) - là rủi ro lớn nhất. Chính phủ có thể buộc phải thi hành lại các đợt giãn cách tiếp theo trước nguy cơ Covid. Điều có thể làm gián đoạn hoạt động của nhà máy và cản trở sự phục hồi kinh tế.

Việt Nam 2022-2023: Chi 800 tỷ đồng để phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch - Ảnh 2.

Nguồn: CEIC

Rủi ro ngắn hạn về trả đũa thương mại chính trị với Mỹ thấp hơn. Có thể thấy, quan hệ song phương với Hoa Kỳ đã được cải thiện khi chính quyền Biden chuyển trọng tâm ra từ thặng dư thương mại và thao túng tiền tệ song phương sang kiềm chế Trung Quốc.

NHNN đã đạt được thỏa thuận tiền tệ với Bộ Tài chính Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2021, theo đó Việt Nam cam kết không tham gia vào bất kỳ hành động "phá giá cạnh tranh" nào đối với đồng tiền Việt Nam. Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo sẽ không tiến hành điều tra chống gian lận thuế đối với các tấm pin mặt trời Việt Nam vào tháng 11 năm 2019.



Lan Hương
Cùng chuyên mục