Phong tỏa và siết chặt biên giới: Không làm chệch hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang ASEAN

02/11/2021 18:35 GMT+7
Nhân khẩu học thuận lợi hơn giúp ASEAN có vị thế tốt hơn trong dài hạn, trong khi Trung Quốc đối mặt với áp lực tăng trưởng ngày càng lớn do nhân khẩu học già hóa và lực lượng lao động tăng trưởng chậm lại. Lương sản xuất ở hầu hết các nước ASEAN thấp hơn Trung Quốc.

Không làm chệch hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang ASEAN

Báo cáo phân tích với tựa đề "ASEAN Economics – Catching Up with China" tạm dịch "Kinh tế ASEAN đang bắt kịp Trung Quốc" của các nhà nghiên cứu của Maybank Kim Eng phát hành trong tháng 10/2021 đã chỉ ra rằng, việc phong tỏa và kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn có thể đã làm gián đoạn nhưng không làm chệch hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng sản xuất từ Trung Quốc sang ASEAN.

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2015, trong khi tổng dân số dự kiến sẽ đạt đỉnh vào năm 2030. Mặt khác, ASEAN-6 sẽ chỉ đạt đỉnh dân số trong độ tuổi lao động vào năm 2045. Đặc biệt, Philippines và Indonesia được hưởng phần thưởng nhân khẩu học và có thể sẽ chứng kiến dân số trong độ tuổi lao động của họ đạt đỉnh sau năm 2060.

Dân số trong độ tuổi lao động của ASEAN ước tính chỉ đạt đỉnh vào năm 2045, 30 năm sau so với Trung Quốc. Độ tuổi lao động được xác định là từ 15-64 tuổi. ASEAN-6: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Dân số trong độ tuổi lao động của ASEAN ước tính chỉ đạt đỉnh vào năm 2045, 30 năm sau so với Trung Quốc. Độ tuổi lao động được xác định là từ 15-64 tuổi. ASEAN-6: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Nhân khẩu học thuận lợi sẽ hỗ trợ việc cấu hình lại chuỗi cung ứng sản xuất hướng tới các nước ASEAN, một sự chuyển dịch cơ cấu sẽ tăng cường khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Cả dữ liệu cho vay của ngân hàng nước ngoài và phê duyệt FDI vào sản xuất đều cho thấy xu hướng này vẫn tiếp tục bất chấp đại dịch. Việc phong tỏa và kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn có thể đã làm gián đoạn nhưng không làm chệch hướng sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng sản xuất từ Trung Quốc sang ASEAN.

Dân số trong độ tuổi lao động của ASEAN ước tính chỉ đạt đỉnh vào năm 2045; Tổng dân số đạt đỉnh sau năm 2060. Độ tuổi lao động được xác định là 15-64 tuổi. *Số liệu của Singapore là số liệu tính toán dựa trên Sách trắng về dân số, với các thông số về dân nhập cư (Nếu không có dân nhập cư, năm đạt đỉnh về dân số trong độ tuổi lao động của Singapore sẽ là năm 2020. Số liệu về lực lượng lao động ở đỉnh điểm là con số ước tính, dựa trên 68% tỷ lệ tham gia của cư dân & 83% kiều dân).

Dân số trong độ tuổi lao động của ASEAN ước tính chỉ đạt đỉnh vào năm 2045; Tổng dân số đạt đỉnh sau năm 2060. Độ tuổi lao động được xác định là 15-64 tuổi. *Số liệu của Singapore là số liệu tính toán dựa trên Sách trắng về dân số, với các thông số về dân nhập cư (Nếu không có dân nhập cư, năm đạt đỉnh về dân số trong độ tuổi lao động của Singapore sẽ là năm 2020. Số liệu về lực lượng lao động ở đỉnh điểm là con số ước tính, dựa trên 68% tỷ lệ tham gia của cư dân & 83% kiều dân).

Nhân khẩu học thuận lợi sẽ hỗ trợ việc cấu hình lại chuỗi cung ứng sản xuất hướng tới các nước ASEAN, một sự chuyển dịch cơ cấu sẽ tăng cường khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Cả dữ liệu cho vay của ngân hàng nước ngoài và phê duyệt FDI vào sản xuất đều cho thấy xu hướng này vẫn tiếp tục bất chấp đại dịch. Việc phong tỏa và kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn có thể đã làm gián đoạn nhưng không làm chệch hướng sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng sản xuất từ Trung Quốc sang ASEAN. 

Trái quyền ngân hàng nước ngoài tại trong toàn khối ASEAN, dẫn đầu là Việt Nam (+ 11,6%), Singapore (+ 11,3%) và Thái Lan (+ 7,9%).

Trái quyền ngân hàng nước ngoài tại trong toàn khối ASEAN, dẫn đầu là Việt Nam (+ 11,6%), Singapore (+ 11,3%) và Thái Lan (+ 7,9%).

Trái quyền ngân hàng nước ngoài tại ASEAN đã bắt đầu phục hồi sau đại dịch, cho thấy hoạt động của công ty đa quốc gia và các kế hoạch đầu tư đã được tăng cường. Dữ liệu cho vay xuyên biên giới từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy tổng số trái quyền ngân hàng nước ngoài đối với ASEAN tăng +8,2% trong Quý 1 năm 2021 (so với +7,9% trong Quý 4 năm 2020), phục hồi từ mức tăng trưởng lãnh đạm +5,7% vào năm 2020. Đà tăng chủ yếu được thúc đẩy bởi mức tăng mạnh ở Việt Nam (+ 11,6% trong Quý 1 năm 2021), Singapore (+ 11,3%) và Thái Lan (+ 7,9%). 

Sự phục hồi trái quyền ngân hàng nước ngoài đối với ASEAN chủ yếu được thúc đẩy do Các Bên cho vay của Hoa Kỳ và Châu Âu.

Sự phục hồi trái quyền ngân hàng nước ngoài đối với ASEAN chủ yếu được thúc đẩy do Các bên cho vay của Hoa Kỳ và Châu Âu.

Indonesia chứng kiến đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất tăng vọt + 37,4% trong nửa đầu năm 2021, kéo dài mức tăng mạnh + 38,2% năm 2020, nhờ các ngành thực phẩm, thiết bị ô tô và vận tải, các ngành kim loại cơ bản.

Đầu tư nước ngoài vào sản xuất tại Indonesia tăng từ năm 2020.

Đầu tư nước ngoài vào sản xuất tại Indonesia tăng từ năm 2020.

Tổng đầu tư nước ngoài của Malaysia được phê duyệt trong lĩnh vực sản xuất đã tăng + 223% trong nửa đầu năm 2021 (so với + 3,9% vào năm 2020) lên 58,2 tỷ Ringgit. Sự tăng vọt chủ yếu do nguồn FDI vào lĩnh vực điện & điện tử (+ 1.120% trong 6 tháng đầu năm 2021), lên tới mức kỷ lục 46 tỷ Ringgit. Hóa chất & sản phẩm hóa chất (+ 87,2%) cũng hút mạnh vốn FDI.

Tổng vốn FDI được chấp thuận tại Malaysia tăng vọt + 223% trong nửa đầu năm 2021 (so với + 3,9% vào năm 2020), dẫn đầu bởi lĩnh vực điện & điện tử.

Tổng vốn FDI được chấp thuận tại Malaysia tăng vọt + 223% trong nửa đầu năm 2021 (so với + 3,9% vào năm 2020), dẫn đầu bởi lĩnh vực điện & điện tử.

Các cam kết đầu tư của Singapore đã tăng lên mức cao nhất trong 12 năm vào năm 2020 lên 17,2 tỷ dollar Singapore, vượt xa mục tiêu ban đầu (8 tỷ - 10 tỷ) do Ban Phát triển Kinh tế Singapore đặt ra.

Cam kết đầu tư tại Singapore tăng lên mức cao nhất trong 12 năm vào năm 2020 lên 17,2 tỷ dollar Singapore.

Cam kết đầu tư tại Singapore tăng lên mức cao nhất trong 12 năm vào năm 2020 lên 17,2 tỷ dollar Singapore.

Dòng vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đang dần hồi phục sau sự gián đoạn do đại dịch và giãn cách vào năm 2020. Tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực chế tạo chuyển biến tích cực trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng + 19,7% sau khi giảm -45% vào năm 2020 do các khoản đầu tư nước ngoài quay lại.

FDI đăng ký vào lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam tăng + 19,7% trong 9 tháng đầu năm 2021 (so với -45% năm 2020).

FDI đăng ký vào lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam tăng + 19,7% trong 9 tháng đầu năm 2021 (so với -45% năm 2020).

Thái Lan đã chứng kiến cam kết đầu tư nước ngoài của mình tăng hơn gấp 3 lần trong 9 tháng đầu năm 2021 so với một năm trước. Các đơn đăng ký FDI đã tăng lên 372 tỷ Bạt (11,6 tỷ USD), vượt quá tổng số hàng năm là 213 tỷ Bạt vào năm 2020.

Số đơn đăng ký FDI tại Thái Lan tăng hơn gấp 3 lần trong 9 tháng đầu năm 2021 so với một năm trước.

Số đơn đăng ký FDI tại Thái Lan tăng hơn gấp 3 lần trong 9 tháng đầu năm 2021 so với một năm trước.

Lương sản xuất ở hầu hết các nước ASEAN thấp hơn Trung Quốc

Hầu hết những khoản đầu tư là vào các lĩnh vực điện & điện tử, y tế và hóa chất. ASEAN đã trở nên hấp dẫn hơn về khả năng cạnh tranh tiền lương lao động, với mức lương sản xuất ở hầu hết các nước ASEAN thấp hơn Trung Quốc. Tiền lương hàng tháng của công nhân ở Philippines, Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar chỉ bằng khoảng một nửa hoặc ít hơn một nửa so với tiền lương trả cho công nhân Trung Quốc.

Mức lương của ngành sản xuất ASEAN vẫn cạnh tranh và thấp hơn Trung Quốc.

Mức lương của ngành sản xuất ASEAN vẫn cạnh tranh và thấp hơn Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại và công nghệ Mỹ - Trung sẽ tiếp tục dưới thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden. Các công ty đa quốc gia sẽ tiếp tục đa dạng hóa, giảm thiểu rủi ro và cú sốc từ bất kỳ sự leo thang căng thẳng thương mại. Vào tháng 1/2021, Tổng thống Donald Trump đã ký lệnh cấm các khoản đầu tư của Mỹ vào 35 công ty Trung Quốc do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát (được thực thi vào tháng 11/2021). 

Trong số đó bao gồm nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ China National Offshore Oil Corp, và các công ty công nghệ Huawei và Viễn thông Trung Quốc. Vào tháng 6/2021, chính quyền của Tổng thống Biden đã công bố danh sách 59 công ty quốc phòng và công nghệ Trung Quốc bị cấm nhận đầu tư từ Mỹ.

Trung Quốc suy thoái mạnh sẽ tác động đến Châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại nhiều hơn các khu vực khác. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm 1% sẽ có tác động lớn hơn đến Singapore (-0,6%), Thái Lan (-0,5%) và Malaysia (-0,5%) so với Indonesia (-0,3%) và Philippines (-0,1 %).

Tiệp Nguyễn
Cùng chuyên mục