Phục hồi nhanh, kinh tế ASEAN đang bắt kịp Trung Quốc
Tăng trưởng GDP của ASEAN-5 sẽ vượt Trung Quốc vào năm 2022
Nhóm các nhà nghiên cứu của Maybank Kim Eng (MBKE) gồm: Tiến sĩ Chua Hak Bin, Kinh tế gia trưởng của MBKE, Linda Liu và Lee Ju Ye cho rằng, GDP thực tế của ASEAN-5* (không bao gồm Singapore) sẽ ở mức + 5,6% vào năm 2022, cao hơn đáng kể so với mức + 5% của Trung Quốc.
Trong 30 năm qua, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã vượt quá mức tăng trưởng của ASEAN hàng năm. Nhưng có khả năng tăng trưởng GDP của ASEAN-5 sẽ nhanh hơn Trung Quốc vào năm 2022. Điều này xảy ra do các động lực có tính chu kỳ như nền kinh tế mở cửa trở lại với tỷ lệ tiêm chủng tăng; và do các yếu tố cấu trúc như nhân khẩu học, đòn bẩy và chuyển dịch chuỗi cung ứng sản xuất trong những năm tiếp theo.
Trung Quốc có thể đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm lại về mặt cơ cấu với sự chuyển hướng sang các chính sách mang tính bao quát và đặc trưng xã hội chủ nghĩa hơn.
Tăng tốc tiêm chủng và mở cửa trở lại tại ASEAN sẽ diễn ra sớm hơn
Trung Quốc có tỉ lệ tiêm chủng hàng đầu thế giới với 80% dân số đã tiêm ít nhất 1 mũi/liều. Nhưng tốc độ của Trung Quốc đang giảm dần trong khi tỉ lệ này ở các nước ASEAN đang tăng rất nhanh. Tỉ lệ dân số đã tiêm chủng ít nhất 1 liều ở Singapore là 83% và Malaysia là 75%. Dự báo năm tới, Thái Lan đạt tỉ lệ 70% vào tháng 01 và tương tự, Indonesia vào tháng 4, Philippines vào tháng 5 và Việt Nam vào tháng 6.
Tỉ lệ tiêm chủng cao và chiến lược "Sống chung với Covid" giúp ASEAN mở cửa kinh tế và biên giới ổn định, lâu dài hơn. Trong khi đó, Trung Quốc lại tiếp tục theo đuổi chiến lược "Không còn Covid".
Với sự khác biệt của 2 chiến lược nói trên các nhà phân tích của MBKE cho rằng, năm 2022, rủi ro phong toả và gián đoạn giật cục xảy ra ở Trung Quốc có vẻ cao hơn ASEAN.
Ngưỡng nợ công trong bối cảnh bình thường mới
Theo MBKE, các Chính phủ ASEAN phải đối mặt với khoản nợ công lớn do các gói tài khóa hỗ trợ vượt qua Covid tốn kém. Cả Malaysia và Thái Lan đều đã nâng trần nợ công. Ngân hàng Trung ương Indonesia và Philippines đều đang tìm kiếm nguồn lực và chi trả cho phần lớn thâm hụt tài khóa của họ.
Nhưng nợ của các doanh nghiệp và hộ gia đình ASEAN không tăng đáng kể trong thời kỳ đại dịch và trong thập kỷ vừa qua. Tổng tỷ lệ nợ của ASEAN thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Tổng nợ của Trung Quốc (287% GDP), đặc biệt là nợ doanh nghiệp cao (159%), sẽ là lực cản đối với tăng trưởng trong tương lai.
Trung Quốc đang siết chặt hoạt động cho vay bất động sản, hoạt động tài chính ngầm và fintech để ngăn chặn rủi ro do tác động của đòn bẩy và rủi ro mang tính hệ thống. Điều này chắc chắn sẽ gây tốn thương đến đầu tư và tăng trưởng. Bất động sản và xây dựng đang chiếm 28% GDP và 16% tổng số việc làm ở Trung Quốc.
Áp dụng công nghệ tăng tốc tại ASEAN, chững lại ở Trung Quốc
Trong thập kỷ qua, lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tỷ lệ thâm nhập cao, nhưng tốc độ tăng trưởng đang bắt đầu đi xuống. Tại Trung Quốc, tỷ lệ thâm nhập thương mại điện tử là khoảng 30%, theo kịp với Hàn Quốc (37%) nhưng đã tụt lại trong những năm gần đây. Sự kìm hãm gần đây của Trung Quốc đối với các công ty công nghệ lớn có thể sẽ làm chậm hoặc giảm việc áp dụng và đổi mới công nghệ.
ASEAN-5 (không bao gồm Singapore) đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi trực tuyến và áp dụng công nghệ, với tỷ lệ thâm nhập thương mại điện tử vẫn dưới 10%. Các khoản đầu tư vào công nghệ đã phát triển mạnh mẽ sau đại dịch và nhiều "kỳ lân" nội địa sẽ ra mắt công chúng, đặc biệt là ở Indonesia.
Lao động: già hóa ở Trung Quốc - trẻ hơn ở ASEAN
Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2015 và đang giảm. Nhân khẩu học già hóa của Trung Quốc đang trở thành một gánh nặng hơn là lợi nhuận với tiềm năng tăng trưởng GDP. Cánh cửa nhân khẩu học của Trung Quốc đã bị thu hẹp do chính sách một con nghiêm ngặt và việc nới lỏng gần đây là quá muộn để đảo ngược quỹ đạo đó.
Nhân khẩu học trẻ hơn của ASEAN đưa tới nguồn lao động và cơ sở dân số ngày càng mở rộng. Dân số trong độ tuổi lao động của ASEAN-6* sẽ chỉ đạt đỉnh vào năm 2045, với nhân khẩu học hứa hẹn nhất ở Philippines (đỉnh 2060), Indonesia (2060), Malaysia (2045) và Việt Nam (2040). Sự khác biệt về nhân khẩu học sẽ hỗ trợ việc cấu hình lại chuỗi cung ứng sản xuất hướng tới các nước ASEAN. Một sự chuyển dịch cơ cấu sẽ được tăng cường khi nền kinh tế mở cửa trở lại.
ASEAN bắt kịp Trung Quốc
Trung Quốc có thể đang bước vào giai đoạn giảm tốc tăng trưởng, khi Chính phủ tập trung vào các chính sách bao quát hơn, bình đẳng xã hội dựa trên cái gọi là "thịnh vượng chung".
Trong phát biểu ngày 8/07/2021, ông Tập Cận Bình cho biết trọng tâm sẽ là "tập trung vào chất lượng tăng trưởng kinh tế". Điều này có nghĩa mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tập trung tăng thu nhập nhiều hơn cho người lao động, không khuyến khích tiêu dùng phô trương và hạn chế cho vay quá mức, đặc biệt là đối với bất động sản.
Đạt được thịnh vượng chung không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề chính trị lớn liên quan đến nền tảng cầm quyền của đảng. Chúng ta không được để khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng, người nghèo ngày càng nghèo đi, người giàu ngày càng giàu. Chúng ta không được để xuất hiện khoảng cách không thể kiểm soát giữa giàu và nghèo
Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, ngày 11/1/2021
Chiến lược mới sẽ kìm hãm lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh. Vì thế, xét trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc đã bị suy giảm do dân số già, nợ cao và các mục tiêu khử cacbon.
Lần đầu tiền kể từ năm 1990, tăng trưởng GDP của ASEAN có thể sẽ vượt mức tăng trưởng của Trung Quốc vào năm 2022. ASEAN đang dần mở cửa trở lại và nới lỏng kiểm soát biên giới khi tỷ lệ tiêm chủng tăng cao. MBKE dự báo ASEAN-5 (không bao gồm Singapore) sẽ tăng + 5,6% vào năm 2022, cao hơn đáng kể mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc là + 5% (xem Bảng 1). Sự phục hồi tăng trưởng của ASEAN sẽ được dẫn đầu bởi Philippines (+ 7%), Việt Nam (+ 6,7%), Malaysia (+ 6%) và Indonesia (+ 5,4%) vào năm 2022.
Trong 3 thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc đang ở mức cao với tốc độ tăng trưởng GDP vượt mức tăng trưởng của ASEAN hàng năm. GDP của Trung Quốc đã tăng hơn +10% trong những năm 1990 đến 2000, trước khi giảm xuống mức +7,7% trong những năm 2010. GDP thực tế của ASEAN đã tăng ở mức ổn định nhưng thấp hơn, nằm ở mức khoảng +5,2% trong 2 thập kỷ qua.
GDP danh nghĩa của Trung Quốc và ASEAN-6 có quy mô kinh tế tương tự vào đầu những năm 1990, nhưng bắt đầu phân hóa vào cuối những năm 1990 khi ASEAN bị ảnh hưởng bởi Khủng hoảng Tài chính châu Á. Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng sau khi gia nhập WTO năm 2000.
Tính đến năm 2020, GDP danh nghĩa của Trung Quốc là 14,7 tỷ USD, gấp hơn 5 lần quy mô của ASEAN-6 (2,9 tỷ USD). Có nhiều cơ hội để ASEAN bắt kịp về công nghệ, cơ sở hạ tầng và đầu tư khi hướng tới GDP Trung Quốc.