Tiếp tục lỗ hơn 13.000 tỷ đồng năm 2021, tương lai nào cho Vietnam Airlines?
Tính riêng quý 4/năm 2021, Vietnam Airlines có doanh thu tăng thêm 1.000 tỷ so với cùng kỳ lên mức hơn 9.200 tỷ đồng. Với khoản doanh thu này cũng thể giúp Vietnam Airlines thoát khỏi những khó khăn thua lỗ khi phải kinh doanh dưới giá vốn, lợi nhuận gộp bị âm 1.100 tỷ đồng. Thực tế, đây là con số lợi nhuận được tính đã cải thiện so với con số âm gần 2.100 tỷ của cùng kỳ năm trước.
Báo cáo của Vietnam Airlines cho biết, doanh thu tài chính tăng đáng kể 5 lần lên gần 750 tỷ đồng, chi phí bán hàng giảm mạnh 45% còn gần 250 tỷ và lợi nhuận khác tăng 35% lên 460 tỷ đồng. Đặc biệt, chi phí tài chính tăng 10% lên 312 tỷ, phần lỗ từ các liên doanh cao gấp đôi cùng kỳ ở mức 123 tỷ và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ 12% lên 493 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2021, Vietnam Airlines tiếp tục ghi lỗ trước thuế ở mức 1.076 tỷ đồng, đây cũng con số này đã giảm rất đi rất nhiều so với mức lỗ 2.810 tỷ của cùng quý cuối năm 2020.
Lũy kế cả năm 2021, hãng hàng không quốc gia vẫn ghi nhận doanh thu sụt giảm 31% về quanh 28.000 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ 2008. Do các chi phí giá vốn quá cao khiến doanh nghiệp lỗ gộp gần 10.500 tỷ đồng.
Năm 2021, Vietnam Airlines tiếp tục báo lỗ kỷ lục hơn 13.000 tỷ, trong khi năm 2020 chỉ lỗ gần 11.000 tỷ đồng khiến cho bảng cân đối kế toán bị âm 21.979 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD), ăn mòn gần hết vốn góp của chủ sở hữu.
Trong năm 2021, Vietnam Airlines cũng đã tiến hành cơ cấu lại hoạt động kinh doanh. Vietnam Airlines chính thức ký kết hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng thương mại gồm: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với tổng số tiền 4.000 tỷ đồng và đến 20/9/2021, 4.000 tỷ đồng đã được rót cho Vietnam Airlines.
Đồng thời, Vietnam Airlines thực hiện đợt tăng vốn 7.961 tỷ đồng trong tháng 9/2021, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cũng đã giải ngân gần 7.000 tỷ đồng mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phiếu của cổ đông Nhà nước theo nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ (các cổ đông ngoài Nhà nước mua hơn 1.000 tỷ đồng).
Qua đó, gói "giải cứu" 12.000 tỷ đồng mà Quốc hội thông qua (tháng 12/2020) đã được cổ đông Nhà nước hoàn thành việc giải ngân. Việc bổ sung vốn cho Vietnam Airlines cũng đồng thời kết thúc sự kiện "giải cứu" một công ty cổ phần lớn nhất từ trước đến nay mà Nhà nước thực hiện trên vai trò là cổ đông chính. Gói hỗ trợ này được kỳ vọng sẽ giúp Vietnam Airlines vượt qua khủng hoảng do dịch Covid-19.
Tại thời điểm cuối năm 2021, Vietnam Airlines vẫn duy trì quy mô tổng tài sản rất lớn đạt hơn 63.000 tỷ đồng. Quy mô nợ vay chỉ tăng nhẹ lên mức quanh 34.800 tỷ đồng.