TTC Sugar (SBT) chi mạnh tay gần 2.100 tỷ đồng vào công ty liên kết
Lãi sau thuế của TTC Sugar tăng gần 7% sau soát xét
Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar , HoSE: SBT) đã công bố BCTC hợp nhất sau soát xét niên độ 2021 - 2022.
Niên độ 2021-2022, TTC Sugar ghi nhận doanh thu đạt 18.318 tỷ đồng, tăng 22,7% so với năm trước. Tuy nhiên giá vốn tăng 26% lên hơn 16.000 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp chỉ còn 2.308 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng vọt 118% lên 1.086 tỷ đồng, chi phí tăng 12% lên 814 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 23,5% lên 657 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 14,5% lên 644 tỷ đồng.
Kết thúc niên độ 2021 - 2022, TTC Sugar báo lãi trước thuế tăng 4,36%, tương ứng tăng 43,69 tỷ đồng lên 1.045,57 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 873,5 tỷ đồng, tăng 6,8% (55,6tỷ đồng) so với báo cáo hợp nhất công ty lập.
Nguyên nhân do công ty đã điều chỉnh giảm một số khoản mục chi phí quản lý phát sinh và thay đổi khoản thuế phải nộp từ việc rà soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại các đơn vị trực thuộc.
Niên độ 2021-2022 (từ 1/7/2021 đến 30/6/2022) TTC Sugar đặt mục tiêu tổng doanh thu 16.905 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 750 tỷ đồng. Như vậy, Công ty đã vượt mục tiêu doanh thu 108,36%, và vượt tiêu lợi nhuận trước thuế 139,41%.
Tiền gửi có kỳ hạn của TTC Sugar tăng vọt gần 98%
Tổng tài sản của SBT tính đến 30/6/2022 đạt 27.730 tỷ đồng, tăng 35,5%. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng hơn 43% lên 18.027 tỷ đồng.
Trữ tiền tăng 41% lên 2.563,4 tỷ đồng, trong đó tiền mặt có hơn 5 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng 1.040 tỷ đồng và tiền gửi có kỳ hạn 1.517,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng vọt 97,6% lên 1.255 tỷ đồng. Theo thuyết minh, đây là các khoản tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng thương mại và hưởng lãi suất từ 3% đến 5,2%/năm. Tại ngày 30/6/2022, một phần các khoản tiền gửi có kỳ hạn của công ty được dùng làm tài sản đảm bảo cho một số khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng tới 83% lên 2.592 tỷ đồng. Đáng chú ý, đầu tư vào công ty liên kết vọt 470% (gấp 5,7 lần) so với đầu năm lên 2.087 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư vào Công ty CP Toàn Hải Vân với 1.573,3 tỷ đồng; đầu tư vào Công ty CP Xuất nhập khẩu Tân Định gần 380 tỷ đồng; Đầu tư vào Công ty CP Khoai Mi Tây Ninh 130,4 tỷ đồng và Công ty TNHH Tapioca Việt Nam gần 4 tỷ đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty cũng tăng 2.442,07 tỷ đồng lên 8.661,53 tỷ đồng, trong đó phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 824,6 tỷ đồng lên 2.264,31 tỷ đồng và trả trước cho người bán ngắn hạn tăng 1.183,75 tỷ đồng lên 4.202,09 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng từ 1.106,94 tỷ đồng lên 4.625,72 tỷ đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng 39% lên 8.661,5 tỷ đồng, trong đó phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 824,6 tỷ đồng lên 2.264,31 tỷ đồng và trả trước cho người bán ngắn hạn tăng 1.183,75 tỷ đồng lên 4.202,09 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng 46,4% lên 4.625,72 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, nợ phải trả tăng 47,7% lên 18.061 tỷ đồng. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm 84,7% với 15.295 tỷ đồng.
Cũng liên quan tới TTC Sugar, ngày 28/10 tới, Công ty sẽ tiến hành ĐHĐCĐ thường niên niên độ 2021-2022 (01/07/2021-30/06/2022). Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông là ngày 5/10/2022.
Nội dung cuộc họp là thông qua các báo cáo, tờ trình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh niên độ 2021-2022 và kế hoạch niên độ 2022-2023, tờ trình về việc thông qua phương án phân phối lợi nhuận niên độ 2021-2022.