Ứng dụng TikTok có doanh thu cao nhất thế giới, vượt qua Youtube
Ừng dụng video ngắn TikTok cùng với Douyin phiên bản Trung Quốc đã ghi nhận đạt doanh thu hơn 78 triệu USD trong tháng 4, vượt lên trên Youtube và trở thành ứng dụng có doanh thu cao nhất thế giới.
Theo công ty phân tích ứng dụng di động Sensor Tower, ByteDance – công ty sở hữu hai ứng dụng TikTok và Douyin có trụ sở tại Bắc Kinh là công ty đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu toàn cầu. Theo ước tính, có khoảng 86,6% doanh thu trong tháng 4 được tạo ra bởi người dùng ở Trung Quốc đại lục, tiếp theo là 8,2% doanh thu đến từ Mỹ.
Điều này đã khiến cho TikTok trở thành ứng dụng thành công nhất của Trung Quốc khi được phát hành ở thị trường nước ngoài. Với ứng dụng video ngắn TikTok, người dùng có thể xem cũng như tạo các video ngắn với âm nhạc, chèn nhãn dán và sử dụng các hình họa dưới dạng hiệu ứng đặc biệt. TikTok cũng là một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới kể từ khi ByteDance ra mắt vào năm 2016.
Mặc dù TikTok và Douyin đứng vị trí đầu bảng trên App Store trong tháng 4 nhưng các ứng dụng này đã không thể lọt vào top 10 ứng dụng có lượt tải về nhiều nhất trong Google Play. Lí do là bởi bảng xếp hạng này không bao gồm doanh thu tới từ các cửa hàng ứng dụng khác của Trung Quốc ngoài Android. Sensor Tower cũng dự kiến App Store và Google Play sẽ ghi nhận 102 tỷ USD doanh thu ứng dụng toàn cầu trong năm nay.
Đứng sau TikTok, Youtube trong tháng 4 vừa qua đã tạo ra gần 76 triệu USD doanh thu với 56,4% doanh thu đến từ người dùng Mỹ và 11% từ thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, các ứng dụng có doanh thu hàng đầu khác trong tháng là Tinder, Disney+ và Tencent Video.
Doanh thu mới nhất từ TikTok và Douyin cũng góp phần làm tăng thêm cổ phần cho ByteDance. Công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới này đã tăng định giá lên 100 tỷ USD, phản ánh kỳ vọng rằng TikTok sẽ tiếp tục thu hút các nhà quảng cáo và doanh thu từ người dùng trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Sự thành công ở thị trường nước ngoài cũng khiến cho TikTok bị mắc phải một số quyền riêng tư và kiểm duyệt, đặc biệt là ở thị trường Mỹ. Hải quân, Không quân và Cục An ninh Vận tải Mỹ đã cấm sử dụng ứng dụng này trong các thiết bị di động do chính phủ cung cấp vì lo ngại an ninh mạng.
Tuần trước, một nhóm các tổ chức bảo vệ quyền riêng tư ở Mỹ đã nộp đơn khiếu nại lên Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ cáo buộc rằng ứng dụng TikTok đã vi phạm về luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên trực tuyến.