Vốn FDI đăng ký tháng đầu năm tăng hơn 4%, đạt 2,1 tỷ USD
Trong số đó, 103 dự án đăng ký cấp mới ước đạt 388 triệu USD, tăng hơn 119% về số dự án nhưng lại giảm hơn 70% về số vốn đăng ký. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất, với số vốn đăng ký đạt 233 triệu USD, chiếm hơn 60% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Tháng 1 ghi nhận 71 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với số vốn tăng thêm ước đạt 1,27 tỷ USD, tăng 169% so với cùng kỳ 2021 và 206 lượt đăng ký góp vốn, mua cổ phần trị giá 443,5 triệu USD, tăng 100,9% so cùng kỳ năm trước.
Vốn FDI thực hiện trong tháng 1 ước đạt 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có vốn thực hiện cao nhất và chiếm hơn 75% tổng vốn FDI đã giải ngân trong tháng này.
Trong số 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong tháng 1, Sinapore là nhà đầu tư lớn nhất với 198,1 triệu USD vốn đăng ký, chiếm hơn 51% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là dòng vốn FDI từ Hong Kong (Trung Quốc) và Pháp.
Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư FDI đã rót vốn vào 30 tỉnh, thành phố trên cả nước trong tháng 1 năm 2021, trong đó Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 448 triệu USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Nghệ An mặc dù không thu hút được dự án mới, xong với 02 dự án điều chỉnh vốn quy mô lớn, Nghệ An xếp thứ hai với 400 triệu USD, chiếm trên 19% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bắc Ninh, Long An Phú Thọ…
Tính lũy kế đến ngày 20/01/2022, cả nước có 34.642 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 415,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt trên 253,2 tỷ USD, bằng gần 61% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.