Xuất khẩu gỗ chững lại sau khi tăng liên tục

16/06/2022 09:30 GMT+7
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chậm lại, do tình trạng lạm phát tăng cao tại nhiều thị trường xuất khẩu chính khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Tháng 5/2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ chững lại sau khi tăng liên tục trong tháng 3 và 4, đạt 1,38 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng 5/2021. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chậm lại...

Xuất khẩu gỗ chững lại sau khi tăng liên tục  - Ảnh 1.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chậm lại, do tình trạng lạm phát tăng cao tại nhiều thị trường xuất khẩu chính khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2022 trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,38 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng 5/2021. Trong 5 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 5/2022, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 925,1 triệu USD, giảm 17,1% so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,1 tỷ USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chậm lại, do tình trạng lạm phát tăng cao tại nhiều thị trường xuất khẩu chính khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó, giá cước vận tải ở mức cao; giá hàng hóa, nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu là đầu vào của sản xuất đều tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm bởi tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ucraine; tình hình dịch bệnh bùng phát và chính sách “Zero Covid” tại Trung Quốc.

Xuất khẩu gỗ chững lại sau khi tăng liên tục  - Ảnh 2.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong tháng 5/2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh nhất so với các thị trường khác, đạt 758,7 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm mạnh, khiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của ngành gỗ giảm, bởi tỷ trọng xuất khẩu tới thị trường này chiếm 55,1% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 5/2022.

Trong tháng 5/2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới một số thị trường tăng rất mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp và Malaysia, tuy nhiên trị giá xuất khẩu sang các thị trường này chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ bù đắp được một phần mức giảm từ thị trường Hoa Kỳ. 

Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới các thị trường chính vẫn tăng trưởng khả quan. Trong đó, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Hoa Kỳ dẫn đầu đạt 4,1 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2021; Tiếp theo là thị trường Trung Quốc đạt 749,2 triệu USD, tăng 10,8%; Nhật Bản đạt 677,6 triệu USD, tăng 16,5%; Hàn Quốc đạt 451,3 triệu USD, tăng 21,9%...

Xuất khẩu gỗ chững lại sau khi tăng liên tục  - Ảnh 3.

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Anh nổi lên là thị trường gỗ lớn của Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ vào thị trường Anh trong tháng 3/2022 đạt 537,6 triệu USD, tăng 30,6% so với tháng 3/2021. Trong quý I/2022, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh đạt 1,5 tỷ USD, tăng 35,2% so cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu gỗ chững lại sau khi tăng liên tục  - Ảnh 4.

Nguồn: ITC

Anh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2022, đạt 596,3 triệu USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 38,9% tổng trị giá nhập khẩu. Tiếp theo là thị trường Ba Lan đạt 183 triệu USD, tăng 57,6%; Ý đạt 116,8 triệu USD, tăng 92,1%; Việt Nam đạt 111,1 triệu USD, tăng 35,2%... 

Anh là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ ba trên toàn cầu sau Hoa Kỳ, EU. Trị giá nhập khẩu bình quân mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Anh trong giai đoạn năm 2017 – 2021 đạt 4,1 tỷ USD/năm, tăng trưởng bình quân 5,4%/năm. 

Anh là thị trường rất tiềm năng đối với mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam bởi nhu cầu tiêu thụ cao, tuy nhiên ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất của Anh đang đối mặt với tình trạng giá nguyên vật liệu tăng. Giá đồ nội thất cao hơn đã dẫn đến chi phí sinh hoạt cao hơn ở Anh. Lạm phát ở Anh đang ở mức 7%, mức cao nhất trong ba thập kỷ, trong khi giá đồ nội thất tăng 17%. 

Xung đột giữa Nga và Ukraine đang tạo ra áp lực lớn hơn đối với các công ty sản xuất đồ nội thất của Anh với nguồn cung ứng gỗ từ Nga. Đây là cơ hội cho các thị trường sản xuất đồ nội thất bằng gỗ, trong đó có Việt Nam. Theo nguồn manchestertimes.co.uk, xu hướng thị trường đồ nội thất tại Anh trong năm 2022, cụ thể: Doanh số bán hàng trực tuyến dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhanh. Nhu cầu về đồ nội thất thân thiện với môi trường ngày càng tăng, do đó các sản phẩm nội thất bằng gỗ ngày càng được quan tâm. 

Thiết kế tối giản đang trở nên phổ biến. Nhu cầu về đồ nội thất đa chức năng đang có xu hướng tăng nhanh. Các công ty nội thất đang tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm nội thất tùy chỉnh. Ngày càng có nhiều sự quan tâm đến các sản phẩm nội thất cổ điển.

Xuất khẩu gỗ chững lại sau khi tăng liên tục  - Ảnh 5.

Nguồn: ITC

Hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ mà Anh nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2022 đều tăng mạnh, dẫn đầu về trị giá là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 635,2 triệu USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 41,4% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh; tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 251,7 triệu USD, tăng 27,1%, chiếm 33%; đồ nội thất phòng ngủ đạt 251,7 triệu USD, tăng 27,1%, chiếm 16,4%...

Xuất khẩu gỗ chững lại sau khi tăng liên tục  - Ảnh 6.

Nguồn: ITC

Được biết, hiện xu hướng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang tập trung vào mặt hàng có giá trị gia tăng cao như ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, đồ nội thất phòng ngủ... đây đều là các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh.

Trong tình hình hiện tại, mặc dù doanh nghiệp ngành gỗ còn đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với kết quả tích cực đạt được trong những tháng đầu năm 2022, dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 sẽ tăng từ 5-8% so với cùng kỳ năm 2021.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục