3 loại thuế phải nộp khi bán hàng online

03/05/2021 06:42 GMT+7
Người kinh doanh online phải nộp lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.

Lệ phí môn bài

Cá nhân, tổ chức khi đăng ký sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm hoạt động bán hàng online đều phải nộp lệ phí môn bài định kỳ hàng năm.

Đối với hộ kinh doanh, lệ phí này được tính trên doanh thu. Với tổ chức, việc thu lệ phí môn bài dựa vào số vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký đầu tư.

Nghị định 139/2016/NĐ- CP quy định, cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ áp dụng mức lệ phí môn bài từ 300.000 đồng đến một triệu đồng. Cụ thể:

- Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng, mức phí 300.000 đồng.

- Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng, mức phí 500.000 đồng.

- Doanh thu trên 500 triệu đồng, mức phí 1.000.000 đồng.

Lệ phí môn bài không áp dụng với người bán hàng không thường xuyên, địa điểm không cố định hoặc có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, theo khoản 2 điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Lưu ý:

- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm;

- Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

- Cá nhân, hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí môn bài khi có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống (khoản 1 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP).

Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

Theo Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC người nộp thuế GTGT và thuế TNCN là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Người nộp thuế GTGT và thuế TNCN không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

Như vậy, người bán hàng online là người có nghĩa vụ nộp thuế GTGT và thuế TNCN nếu có doanh thu từ bán hàng online > 100 triệu đồng/năm.

3 loại thuế phải nộp khi bán hàng online - Ảnh 1.

3 loại thuế phải nộp khi bán hàng online (Ảnh minh họa)

Phương pháp tính thuế:

Theo Điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC số tiền thuế khi bán hàng online được tính theo phương pháp khoán. Cụ thể:

Đối tượng áp dụng:

Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Công thức xác định thuế:

Thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp được tính theo công thức sau:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó,

Doanh thu tính thuế:

- Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

- Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.

Tỷ lệ tính thuế:

Bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa có tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.

Như vậy, bán hàng online mà có thu nhập chịu thuế (doanh thu > 100 triệu đồng/năm) thì có nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí theo quy đinh.



PV
Cùng chuyên mục