5 dự án đường sắt đô thị “đội vốn” cao và chậm tiến độ

06/06/2019 12:49 GMT+7
Đội vốn 81.000 tỷ đồng là số liệu của Bộ Giao thông về 5 dự án đường sắt đô thị. Trong đó, tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương (đều do TP. HCM làm chủ đầu tư) đội vốn lớn nhất với 51.700 tỷ đồng.

Dự án đội vốn chủ yếu là đường sắt đô thị

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Nguyễn Văn Thể cũng đã giải trình trước Quốc hội về vấn đề các dự án đội vốn, chậm tiến độ và kém chất lượng. Bộ trưởng chỉ ra đa số các dự án đội vốn rơi vào các dự án đường sắt đô thị. Những dự án này đã được phê duyệt từ năm 2008, có yếu tố trượt giá, có yếu tố công nghệ mới, có yếu tố thay đổi quy mô của chủ đầu tư.

Đặc biệt phải kể đến 5 dự án đường sắt đô thị đội vốn, trong đó có 3 dự án do thành phố Hà Nội và TP. HCM là  chủ đầu tư và 2 dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Tổng mức nợ của 5 dự án này lên tới 81.028 tỷ đồng.

5 dự án đường sắt đô thị đội vốn tới 81.000 tỷ đồng

2 dự án đường sắt đô thị do TP. HCM làm chủ đầu tư là tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương đội vốn lần lượt là 29.937 tỷ đồng và 21.775 tỷ đồng, tổng mức đội vốn là 51.700 tỷ đồng.

1 dự án đường sắt đô thị do TP. Hà Nội làm chủ đầu tư là tuyến số 3 Nhổn – Ga Hà Nội đội vốn 14.502 tỷ đồng.

2 dự án đường sắt đô thị do Bộ GTVT làm chủ đầu tư là tuyến Cát Linh – Hà Đông và tuyến Yên Viên – Ngọc Hồi đội vốn lần lượt là 9.232 tỷ đồng và 5.602 tỷ đồng, tổng mức đội vốn là 14.834 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong phần tranh luận của mình, đại biểu Quốc hội cũng chỉ ra không phải chỉ có 5 dự án đường sắt mới đội vốn, ngay trong báo cáo kiểm toán cũng còn nhiều dự án đội vốn rất lớn và yêu cầu Bộ trưởng cần xem xét lại, quy trách nhiệm đến từng cá nhân gây thất thoát nặng nề ở những dự án này.

Trả lời lại kiến nghị này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng chia sẻ, những dự án  được Bộ nêu ra mang tính chất vượt quá mức đầu tư số lượng lớn, còn những dự án số đội vốn mấy mục tỷ, một hai trăm tỷ đã thể hiện ở báo cáo của cơ quan kiểm toán.

Bộ trưởng cũng cho rằng, những cơ quan của Bộ Giao thông, các Bộ làm chủ đầu tư các dự án và UBND địa phương cũng phải có trách nhiệm căn cứ kết quả kiểm toán để xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân nếu “do chủ quan” mà vi phạm.

Tiến độ 5 dự án còn chậm trễ

Trong số 5 dự án kể trên, dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội được khởi công tháng 9/2010, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2017 nhưng sau đó được điều chỉnh thời gian hoàn thành tuyến đến năm 2022 và giờ tổng tiến độ dự án mới chỉ đạt trên 49%.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được báo cáo là hoàn thành 99% khối lượng xây lắp, riêng vật tư, thiết bị đã chuyển về đến công trường đạt khoảng 99% và lắp đặt đạt 90% khối lượng thiết bị; đang vận hành, căn chỉnh toàn hệ thống để đưa vào khai thác thương mại trong năm 2019. Tuy nhiên, tuyến đường này vẫn có nguy cơ kéo dài do tổng thầu EPC triển khai chưa đúng cam kết.

Tuyến số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi hiện tư ván đang hoàn thiện hồ sơ gói thầu cập nhật thiết kế kỹ thuật, dự toán, hồ sơ mời thầu của gói thầu chuẩn bị mặt bằng và xử lý nền đất yếu khu Tổ hợp Ngọc Hồi (HURC1-101); đang thực hiện thanh quyết toán Hợp đồng Tư vấn giám sát khảo sát (HURC1-006).

Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

Đối  với 2 dự án do TP. HCM làm chủ đầu tư là tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương theo báo cáo: Ở tuyến số 1 giá trị sản lượng đặt 63,91% hiện đang thanh toán từ vốn tạm ứng ngân sách thành phố 2.158 tỷ đồng trong khi chờ hoàn tất thủ tục điều chính dự án; ở tuyến số 2, có 09 gói thầu, trong đó gọi thầy CP1 (xây dựng tòa nhà Văn phòng, khu Depot) đang nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; các gói thầu còn lại đang triển khai công tác lựa chọn thầu, tuy nhiên chưa triển khai vì còn vướng mắc điều chỉnh dự án và nguồn vốn dự án.

Những dự án trên vẫn còn nhiều vướng mắc khó khăn trong quá trình giải quyết nên tiến độ còn chậm, ông Thể cũng nhấn mạnh rằng “Bộ Giao thông vận tải đã và sẽ tiếp tục quyết liệt chỉ đạo tổng thầu và các bên liên quan thực hiện.

Phương Thảo
Cùng chuyên mục