"Bóng ma" bao trùm chứng khoán châu Á trước lo ngại về trần nợ công của Mỹ
Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Kevin McCarthy đã tiến gần hơn đến một thỏa thuận để tránh tình trạng vỡ nợ sắp xảy ra của Hoa Kỳ vào thứ Ba ngày 16/5. Sau một giờ đàm phán, McCarthy, người phát ngôn của Hạ viện phát ngôn với các phóng viên rằng hai bên vẫn còn rất xa nhau trong việc tìm tiếng nói chung hướng đến thỏa thuận dỡ bỏ trần nợ. Tuy nhiên vị này khẳng định: "Việc thỏa thuận có thể sẽ đạt được vào cuối tuần này. Không khó để đi đến thỏa thuận"
Nếu không có thỏa thuận, trong khoảng hai tuần, chính phủ Mỹ có thể không thanh toán được các hóa đơn của mình, khiến các nhà kinh tế lo ngại đất nước có thể sẽ rơi vào suy thoái.
Hợp đồng tương lai chỉ ra rằng chứng khoán châu Âu được đặt ở mức mở cửa thấp hơn, với hợp đồng tương lai Eurostoxx 50 giảm 0,14%, hợp đồng tương lai DAX của Đức giảm 0,02% và hợp đồng tương lai FTSE giảm 0,17%.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm sau dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 4
Các chỉ số chứng khoán của Hoa Kỳ đóng cửa sau một đêm ảm đạm xuất phát từ dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 4 hỗn hợp của Hoa Kỳ . Dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại sau một loạt các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang để chống lạm phát. Theo công cụ FedWatch của CME, các thị trường đang dự đoán FED sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay, tuy nhiên một số quan chức FED vẫn tỏ ra kiên định với lối hùng biện diều hâu.
Chủ tịch FED Atlanta Raphael Bostic cho biết FED sẽ cần phải duy trì "sự mạnh tay" trong việc chống lạm phát ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng vào cuối năm, trong khi đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Chicago Austan Goolsbee cũng cho biết còn quá sớm để thảo luận về việc cắt giảm lãi suất.
Thị trường châu Á giao dịch ảm đạm, lần đầu tiên trong 5 tháng, đồng Nhân dân tệ ra nước ngoài suy yếu qua 7 đô la
Tại châu Á, Chỉ số tổng hợp Thượng Hải (.SSEC) giảm 0,23% trong khi Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông (.HSI) giảm 0,55%, sau khi công bố dữ liệu của Trung Quốc cho thấy sự phục hồi yếu ớt sau Covid. Lần đầu tiên trong 5 tháng, đồng Nhân dân tệ ra nước ngoài suy yếu qua 7 đô la.
Chỉ số MSCI về cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản cũng đã giảm 0,09%, trong khi chỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,45%.
Tuy nhiên, chỉ số Nikkei của Nhật Bản (.N225) lại tăng 0,68%, lần đầu tiên vượt mốc 30.000 kể từ tháng 9 năm 2021. Chỉ số này đã phục hồi và tăng 15% từ đầu năm khi các nhà đầu tư nước ngoài rủ nhau đổ xô vào thị trường này sau thông tin nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett xem xét đầu tư nhiều hơn vào chứng khoán Nhật Bản.
Dữ liệu được công bố vào thứ Tư cho thấy, nền kinh tế Nhật Bản đã thoát khỏi suy thoái và tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý đầu tiên, khi mức tiêu dùng đã thực sự phục hồi sau Covid, như một làn gió đi ngược lại hoàn toàn do với xu thế toàn cầu. Tuy vậy đồng yên vẫn suy yếu 0,12% xuống chỉ còn 136,55 đổi một Đô la, tương đương mức thấp nhất trong hai tuần là 136,69 hôm thứ ba.
Trong rổ tiền tệ, đồng Đô la tăng 0,01% lên 102,61; tiến gần hơn đến mốc cao nhất trong 5 tuần là 102,75 mà đồng tiền này đạt được hôm thứ Hai.
Dầu thô của Mỹ tăng 0,06% lên 70,90 USD/thùng và dầu Brent ở mức 74,99 USD, tăng 0,11% trong ngày.
Giá vàng giữ ổn định sau khi rút lui khỏi mốc quan trọng 2.000 USD/ounce trong phiên trước đó. Vàng giao ngay cuối cùng ở mức 1.991,29 USD/ounce.