Giá cà phê đi ngang, trên mốc 41.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 23/1: Thị trường đi ngang, cao nhất 41.200 đồng/kg
Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 3/2023 được ghi nhận tại mức 1.944 USD/tấn sau khi tăng 1,36% (tương đương 26 USD).
Giá cà phê Arabica giao tháng 3/2023 tại New York đạt mức 154,8 US cent/pound, tăng 0,13% (tương đương 0,2 US cent).
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên duy trì ổn định trong khoảng 40.600 - 41.200 đồng/kg. Trong đó, mức giá thấp nhất là 40.600 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Lâm Đồng. Ba tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông đang có cùng mức 41.200 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất ở thời điểm hiện tại.
Theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), tổng sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2021/22 vào khoảng 167,2 triệu bao (60kg/bao), trong khi nhu cầu vào khoảng 170,83 triệu bao.
Sự chênh lệch cán cân cung - cầu cùng những yếu tố khác đã làm tăng đáng kể giá cà phê trên toàn cầu cũng như giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022. Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua bình quân đạt 2.282 USD/tấn, tăng 11,6% so với năm 2021.
Niên vụ năm nay, diện tích sản xuất của Việt Nam nhìn chung không thay đổi với hơn 95% sản lượng vẫn là cà phê Robusta. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2022/23 cũng được dự báo giảm 1,5 triệu bao, xuống còn 24,5 triệu bao do nguồn cung thấp hơn và tồn kho cuối vụ dự kiến giảm 200.000 bao xuống còn 3,1 triệu bao.
Một dự báo khác về năm 2023, ngành cà phê Việt Nam sẽ vẫn được hưởng lợi nhờ nhu cầu thế giới có khả năng phục hồi và nguồn cung trong nước được đảm bảo cả về sản lượng lẫn chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Tính đến ngày 4/1/2023, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát giảm thêm 250 tấn (giảm 0,4%) so với tuần trước, xuống mức 64.010 tấn (tương đương 1.066.833 bao, loại 60kg), kéo dài chuỗi giảm 10 tuần liên tiếp. Dự trữ cà phê được sàn ICE chứng nhận đạt mức cao nhất trong 6 tháng, là 850.724 bao tính đến ngày 13/1. Có 139.161 bao đang chờ phân loại.
Thời tiết không thuận lợi cho việc thu hoạch và phơi sấy cà phê cuối vụ ở vùng cà phê Tây Nguyên Việt Nam.
Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê toàn cầu dự báo tăng 6,6 triệu bao so với niên vụ trước lên 172,8 triệu bao trong niên vụ 2022-2023. Chủ yếu là do cây cà phê Arabica của Brazil bước vào năm được mùa theo chu kỳ sản xuất hai năm một lần.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 10,2 triệu bao trong tháng 11/2022, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế trong hai tháng đầu niên vụ 2022-2023 (tháng 10 và tháng 11/2022), thương mại cà phê toàn cầu đạt 19,6 triệu bao, tăng 1,6% so với cùng kỳ niên vụ 2021-2022.
Trong năm 2022, mặt bằng giá cà phê toàn cầu có xu hướng phục hồi mạnh trở lại so với năm 2021, nhất là trong giai đoạn thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên tới quý IV, giá cà phê giảm mạnh do chịu tác động bởi lãi suất tăng cao và tình hình suy thoái kinh thế giới.
Cuối năm 2022, thị trường cà phê toàn cầu giao dịch trầm lắng trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới 2023. Tuy nhiên, thị trường được hỗ trợ từ thông tin về dữ liệu lạc quan của kinh tế của Mỹ.
Thị trường cà phê năm 2023 được dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Giá cà phê chịu áp lực do nhu cầu yếu khi ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế trong khi nguồn cung lớn.
Hiệp hội Cà phê - Cacao (VICOFA) cho biết sản lượng cà phê niên vụ 2021 - 2022 (từ 1/10/2021 đến 30/9 ) ước tính khoảng 1,73 triệu tấn, thay đổi không đáng kể so với niên vụ trước đó. Tổng diện tích trồng không đổi, khoảng 600.000 ha.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,8 triệu tấn cà phê ra thị trường thế giới trong năm 2022 với kim ngạch thu về hơn 4 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 32% về trị giá so với năm 2021.
Năm 2022, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2022 ghi nhận mức cao nhất trong nhiều năm qua với bình quân 2.282 USD/tấn, tăng 16% so với năm 2021.
Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp cà phê có xu hướng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, thậm chí có công ty lỗ nặng. Chi phí giá vốn, chi phí lãi vay và các chi phí hoạt động tăng mạnh do yếu tố lạm phát, xung đột Nga – Ukraine,... là những nguyên nhân chính ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp cà phê.