Giá cao su hôm nay 1/7: Giá cao su Trung Quốc bật tăng mạnh hơn 1%

01/07/2022 15:24 GMT+7
Giá cao su hôm nay 1/7: Giá cao su tại Thượng Hải (Trung Quốc) bật tăng mạnh hơn 1% sau động thái nới lỏng một số hạn chế Covid-19...

Giá cao su hôm nay 1/7: Giá cao su tại Thượng Hải (Trung Quốc) bật tăng mạnh

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2022 ghi nhận mức 259,2 yen/kg, giảm 0,54%, giảm 1,4 yen/kg tại thời điểm khảo sát lúc 13h06 (giờ Việt Nam). Các kỳ hạn cao su tháng 8, 9, 10, 11, 12 đều giảm nhẹ trên dưới 1%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2022 tăng lên mức 12.855 nhân dân tệ/tấn, tăng 1,18%, tăng 150 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay tăng ở tất cả các kỳ hạn tháng 8, 9, 10, 11 với mức tăng hơn 1%.

Giá cao su hôm nay 1/7: Giá cao su Trung Quốc bật tăng mạnh hơn 1% - Ảnh 1.

Giá cao su hôm nay 1/7: Giá cao su Trung Quốc bật tăng mạnh hơn 1%.

Giá cao su hôm nay 1/7: Giá cao su Trung Quốc bật tăng mạnh hơn 1% - Ảnh 2.

GIÁ CAO SU TRỰC TUYẾN SÀN TOCOM, THƯỢNG HẢI, THÁI LAN Cập nhật lúc: 01/07/2022 lúc 13:06:01

Giá cao su hôm nay 1/7: Giá cao su Trung Quốc bật tăng mạnh hơn 1% - Ảnh 3.

GIÁ CAO SU TRỰC TUYẾN SÀN TOCOM, THƯỢNG HẢI, THÁI LAN Cập nhật lúc: 01/07/2022 lúc 13:06:01

Trên thị trường toàn cầu, các hợp đồng cao su thiên nhiên tương lai tăng nhẹ do hy vọng nhu cầu từ Trung Quốc sẽ phục hồi.

Nhu cầu đối với cao su từ Trung Quốc - một trong những nước tiêu thụ cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, dự kiến sẽ tăng do nước này bắt đầu nới lỏng một số hạn chế liên quan đến Covid-19.

Tuy nhiên, trước chính sách "Zero Covid" nghiêm ngặt của Bắc Kinh, một số thương nhân vẫn nghi ngờ về sự phục hồi trong các hoạt động kinh tế của nước này - điều có thể khiến giá cao su chịu áp lực trong ngắn hạn.

Trong 10 ngày giữa tháng 6/2022, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước giảm nhẹ. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 300-335 đồng/TSC, giảm 5 đồng/TSC so với 10 ngày trước đó. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 335-337 đồng/TSC, giảm 3-5 đồng/TSC so với 10 ngày trước đó. Giá mủ cao su Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 300-310 đồng/TSC, giảm nhẹ so với 10 ngày trước đó.

Theo báo cáo sản xuất cao su thiên nhiên bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và một số vấn đề quan tâm”, do Tổ chức Forest Trends vừa công bố, Việt Nam là quốc gia lớn thứ 3 trên thế giới về lượng cung cao su thiên nhiên.

Thống kê của Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRG) cho thấy, diện tích cao su của Việt Nam năm 2021 đạt gần 939.000 ha, trong đó phần diện tích của tiểu điền chiếm khoảng một nửa. Phần còn lại là diện tích của các công ty, với diện tích của các công ty nhà nước (quốc doanh) chiếm gần 40%, công ty tư nhân chiếm gần 10%.

Động lực phát triển của ngành cao su của Việt Nam là dựa vào xuất khẩu cao su. Hai mặt hàng xuất khẩu chính hiện tại của ngành bao gồm cao su thiên nhiên và sản phẩm cao su. Ngoài hai nhóm sản phẩm xuất khẩu này, còn có các sản phẩm gỗ được làm từ gỗ cao su xuất khẩu.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam, với lượng xuất khẩu vào thị trường này chiếm trên 70% tổng lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam xuất khẩu vào tất cả các thị trường. Chủng loại cao su thiên nhiên xuất khẩu từ Việt Nam tương đối đa dạng, trong đó cao su hỗn hợp đóng vai trò chủ đạo, chiếm gần 63% trong tổng lượng xuất khẩu.

Đánh giá về nhu cầu thị trường thế giới về các cao su thiên nhiên bền vững, Forest Trends nhận định, tiêu thụ cao su trên thế giới đang có nhiều thay đổi. Sản xuất cao su thiên nhiên bền vững trong tương lai là hướng đi tất yếu của Việt Nam.

Trên thế giới hiện có hai hệ thống chứng chỉ bền vững gồm PEFC (Chương trình xác nhận chứng chỉ rừng) và FSC (Hội đồng quản lý rừng). Các tiêu chí FSC được coi là khắt khe hơn so với PEFC.

Việt Nam đã phát triển Hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia (VFCS). Hiện hệ thống này được PEFC công nhận. Đến nay, Việt Nam đã khó khoảng 97.300 ha diện tích cao su đạt chứng chỉ VFCS. Toàn bộ diện tích này của các công ty cao su nhà nước. Mặc dù tốc độ mở rộng diện tích đạt chứng chỉ nhanh, tuy nhiên, các diện tích đạt chứng chỉ vẫn chưa xứng với tiềm năng của ngành. Toàn bộ các diện tích cao su tiểu điền đến nay chưa đạt được chứng chỉ. Đặc biệt Việt Nam chưa có diện tích nào đạt chứng chỉ FSC cho thấy một số hạn chế hiện nay của ngành.

Trước những thách thức, yêu cầu của thị trường, VRG đã đề xuất kế hoạch hành động vì phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam, đồng thời xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam”. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 82 sản phẩm của 29 nhà máy thuộc 17 doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu đã cho thấy nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam”….

Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển bền vững ngành cao su, nhà nước cần tạo khung pháp lý thúc đẩy và khuyến khích các mô hình quản lý rừng cao su bền vững, nông lâm kết hợp, bảo vệ môi trường và hướng đến đạt chứng nhận quốc gia hoặc quốc tế.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục