Giá cao su hôm nay 8/9: Tăng mạnh trở lại

08/09/2022 17:22 GMT+7
Giá cao su ngày 8/9, giá cao su hôm nay tăng mạnh trở lại toàn thị trường, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và tại cả Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Giá cao su ngày 8/9: Tăng mạnh, giá mủ cao su nguyên liệu tại thị trường trong nước giảm

Giá cao su ngày 8/9, giá cao su hôm nay tăng mạnh trở lại toàn thị trường, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2022 ghi nhận mức 222,1 yen/kg, tăng 1,13%, tăng 2,5 yen/kg. Các kỳ hạn cao su tháng 11, 12 và tháng 1/2023, tháng 2/2023 đều ghi nhận tăng hơn 1%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 đứng ở mức 11.530 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,70%, tăng 80 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay tăng cả ở các kỳ hạn tháng 10, 11, 12 và tháng 1/2023, tháng 3/2023 ở mức tăng gần 1%.

Giá cao su hôm nay 8/9: Tăng mạnh trở lại - Ảnh 1.

Giá cao su hôm nay 8/9

Giá cao su hôm nay 8/9: Tăng mạnh trở lại - Ảnh 2.

Giá cao su hôm nay 8/9

Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 8/2022 đạt khoảng 210 nghìn tấn, trị giá 320 triệu USD, tăng 6,9% về lượng và tăng 0,3% về trị giá so với tháng 7/2022; so với tháng 8/2021 tăng 11% về lượng và tăng 3% về trị giá.

Giá xuất khẩu bình quân cao su trong tháng 8/2022 đạt 1.523 USD/tấn, giảm 6,2% so với tháng 7/2022 và giảm 7,2% so với tháng 8/2021. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,19 triệu tấn, trị giá 2 tỷ USD, tăng 7,8% về lượng và tăng 8,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Về thị trường nhập khẩu, Cục Xuất nhập khẩu dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu cao su (HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 7,73 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc. Trong đó, nhập khẩu từ Malaysia và Hàn Quốc giảm, trong khi trị giá nhập khẩu cao su từ các thị trường Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản tăng so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,18 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2022 chiếm 15,4%, cao hơn so với mức 15,3% của 7 tháng đầu năm 2021.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,01 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 32,1% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, thấp hơn so với mức 34,3% của 7 tháng đầu năm 2021.

Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực cho xuất khẩu mủ cao su và cao su sơ chế của Việt Nam 5 tháng cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng bởi chính sách “Zero-Covid” của Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tiêu thụ cao su của Trung Quốc trong năm 2022.

Tại thị trường trong nước, trong tháng 8/2022, giá mủ cao su nguyên liệu giảm so với tháng 7/2022. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 285-290 đồng/TCS, giảm 5-17 đồng/TCS so với cuối tháng 7/2022. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 293-295 đồng/ TSC, giảm 18 đồng/TSC so với cuối tháng 7/2022. Tại Gia Lai, mủ cao su được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 265-275 đồng/TSC, giảm 20 đồng/TSC so với cuối tháng 7/2022.

 

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục