Giá lợn hơi bắt đầu nhích nhẹ sau Tết ở phía Nam

31/01/2023 16:01 GMT+7
Trong ngày Vía Thần Tài, thị trường lợn hơi ở một số tỉnh phía Nam dao động nhẹ, trong khi các tỉnh miền Bắc và Trung tiếp tục duy trì trạng thái bình ổn.

Giá lợn hơi hôm nay 31/1: Tăng/giảm trong phạm vi hẹp tại khu vực miền Nam 

Giá lợn hơi hôm nay 31/01/2023, điều chỉnh tăng. Miền Tây tăng 1.000 đồng/kg lợn hơi tại Hậu Giang, Đồng Tháp, Bến Tre. Tại Miền Bắc- Trung- Đông không có biến động nhiều, giá lợn hơi dao động hẹp trong vùng 51.000-54.000 đồng/kg. Giá Vịt hôm nay cũng đã có dấu hiệu tụt giảm sau Tết.

Ngày 31/1 giá lợn hơi tại Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam vẫn giữ ổn định ở mức thấp sau khi liên tục giảm từ cuối năm ngoái. Giá lợn hơi CP tại miền Bắc đứng ở mức 59.000 đồng/kg. Tại miền Trung, miền Đông, miền Tây, giá lợn hơi CP đứng ở mức 57.000 đồng/kg.

Tại Trung Quốc giá lợn hơi ngày 31/1 đứng ở mức 50.300 đồng/kg, giảm so với mức 53.100 đồng/kg trước Tết Nguyên đán. Mức giá này thấp hơn nhiều so với mức 76.600 đồng/kg của tháng 12 năm ngoái. Trước đó, giá lợn Trung Quốc liên tục đứng ở mức hơn 80.000 đồng/kg thời gian cuối năm vừa qua.

Giá lợn hơi bắt đầu nhích nhẹ sau Tết ở phía Nam - Ảnh 1.

Giá lợn hơi hôm nay 31/1: Tăng/giảm trong phạm vi hẹp tại khu vực miền Nam

Giá lợn hơi bắt đầu nhích nhẹ sau Tết ở phía Nam - Ảnh 2.

Trong ngày Vía Thần Tài, thị trường lợn hơi ở một số tỉnh phía Nam dao động nhẹ, trong khi các tỉnh miền Bắc và Trung tiếp tục duy trì trạng thái bình ổn.

Trước đó, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi không ghi nhận biến động mới và dao động trong khoảng 51.000 - 53.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch lợn hơi thấp nhất là 51.000 đồng/kg, được ghi nhận tại hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Ở chiều ngược lại, mức giá cao nhất khu vực 53.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên và Thái Bình. Các tỉnh thành còn lại vẫn duy trì giao dịch ổn định ở mức 52.000 đồng/kg.

Cùng chung xu hướng thị trường với khu vực miền Bắc, tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá lợn hơi cũng đồng loạt đi ngang và được thu mua trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg. Trong đó, lợn hơi tại hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận tiếp tục được thu mua với giá cao nhất là 54.000 đồng/kg. Thấp hơn một giá ở mức 53.000 đồng/kg, tiếp tục được chứng kiến tại các tỉnh Nghệ An và Quảng Nam. Tại Đắk Lắk, thương lái đang thu mua lợn hơi thấp nhất khu vực 51.000 đồng/kg. Thương lái tại các tỉnh còn lại duy trì thu mua lợn hơi với giá 52.000 đồng/kg.

Sau nhiều ngày đi ngang, giá lợn hơi tại khu vực miền Nam biến động trái chiều trong biên độ hẹp và dao động trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg. Cụ thể, cùng tăng 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Trà Vinh và Bến Tre đang được thu mua ở mức 52.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Sóc Trăng đang được thương lái thu mua ở mức 52.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang, Hậu Giang và Tiền Giang.

Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá cao nhất khu vực 54.000 đồng/kg được ghi nhận tại Cà Mau. Còn tại Kiên Giang, ghi nhận mức giá lợn hơi 51.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Các địa phương còn lại, hiện đang được thương lái thu mua lợn hơi ở mức 53.000 đồng/kg.

Theo một số chuyên gia chăn nuôi, giá lợn hơi Trung Quốc bất ngờ rớt mạnh, thấp hơn cả giá lợn Việt Nam trong mấy ngày gần đây khiến cho đầu ra càng bế tắc. Với mức giá này và tình hình tiêu thụ chưa được cải thiện, người chăn nuôi quy mô nông hộ cầm chắc thua lỗ.

Công ty Chăn nuôi C.P VN - cũng nhìn nhận giá lợn hơi giảm khiến lợi nhuận các doanh nghiệp chăn nuôi không đáng kể và buộc phải cân đối cũng như thắt chặt chi phí sao cho hợp lý.

Nguyên nhân giá lợn hơi lao dốc mạnh, Công ty Chăn nuôi C.P VN cho rằng do nguồn cung trên thị trường tăng cao. Đặc biệt, so với mọi năm, thị trường xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này khiến tổng đàn lợn trên thị trường tăng mạnh nhất trong 5 năm qua.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), với nguồn cung hiện nay khoảng hơn 28 triệu con lợn thịt, ngành chăn nuôi hoàn toàn có thể sản xuất hơn 7 triệu tấn thịt các loại, đáp ứng nhu cầu cả thời điểm sau Tết Nguyên đán này.

Được biết, sản lượng thịt lợn tại Trung Quốc - quốc gia sản xuất thịt hàng đầu thế giới năm 2022 đạt 55,41 triệu tấn, tăng so với mức 52,96 triệu tấn trong năm 2021. Đây là mức cao nhất kể khi đạt mức 56,71 triệu tấn trong 8 năm trước.

Giá lợn hơi bắt đầu nhích nhẹ sau Tết ở phía Nam - Ảnh 3.

Theo số liệu mới nhất, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc năm 2022 tăng 4,6% so với năm 2021 lên mức cao nhất kể từ năm 2014.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Trung Quốc, sản lượng thịt năm 2022 tăng do sản lượng trong quý IV đạt mức cao là 13,91 triệu tấn, tăng 0,87% so với cùng kỳ năm 2021 mặc dù thiếu lao động giết mổ do Covid-19 bùng phát.

Nông dân đã vỗ béo làm trọng lượng lợn tăng, hy vọng sẽ thu lợi từ sự phục hồi về nhu cầu và giá cả. Tuy nhiên, nhu cầu vẫn ở mức thấp do các ca nhiễm Covid-19 tăng ở Trung Quốc khiến nhiều người phải ở nhà, khiến giá giảm mạnh.

Sản xuất thức ăn chăn nuôi trong suốt năm 2022 giảm và điều này được phản ánh qua số lượng nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc giảm. Số liệu cho thấy sản lượng thịt lợn của Trung Quốc đã tăng trong hai năm qua mặc dù nhu cầu chậm lại.

Theo các nhà phân tích, mặc dù đã giảm nhưng trọng lượng trung bình của lợn sống vẫn ở mức cao, khoảng 124,5 kg (275 pound), điều đó sẽ tiếp tục gây áp lực giảm giá lợn Trung Quốc.

Tiêu thụ thịt tăng sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau chính sách Covid nghiêm ngặt kéo dài 3 năm, với nhiều hoạt động ăn uống và kinh doanh thoải mái hơn để hỗ trợ nhu cầu. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mức tiêu thụ thịt lợn có thể không phục hồi được như trước khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở Trung Quốc bắt đầu vào năm 2018, nhiều người vẫn thận trọng về các cuộc tụ họp đông người.

Dữ liệu cũng cho thấy sản lượng thịt bò của Trung Quốc năm 2022 tăng 3% lên 7,18 triệu tấn, trong khi sản lượng gia cầm tăng 2,6% lên 24,43 triệu tấn và thịt cừu và thịt cừu tăng 2% lên 5,25 triệu tấn.

Dự đoán năm 2023 nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc sẽ tăng khi các hạn chế về covid được nới lỏng và nhu cầu tăng lên, mặc dù khối lượng dự kiến sẽ không bằng với năm 2002 và 2021. Các báo cáo ước tính rằng tổng nhập khẩu thịt lợn (bao gồm cả nội tạng) sẽ ổn định trong vài năm tới khoảng 2 triệu tấn/năm. Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ tự túc khoảng 95%, đáp ứng mục tiêu an ninh lương thực của họ. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn sẽ là nhà nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới.




Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục