Giá lợn hơi càng gần Tết càng ảm đạm, một tỉnh lên được 1 giá, lợn Trung Quốc cũng "cắm đầu"
Giá lợn hơi hôm nay 4/1: Ghi nhận mức thấp nhất 50.000 đồng/kg
Thị trường lợn hơi lặng sóng, duy trì xu hướng “bất động” kéo dài từ 1 tháng nay khi Tết Nguyên đán đang đến gần.
Giá lợn hơi hôm nay 04/01/2023, duy nhất 1 tỉnh tăng nhẹ. Điển hình hôm nay có tỉnh Bình Thuận tăng nhẹ 1 giá, đạt 53.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại vẫn giữ giá lợn ổn định, từ 50.000-54.000 đồng/kg. Thị trường vẫn chưa có dấu hiệu nào cho sự tăng trưởng vào dịp Tết sắp tới.
Ngày 4/1 giá lợn hơi tại Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam giữ ổn định ở mức thấp sau khi liên tục giảm những ngày qua. Giá lợn hơi CP tại miền Bắc đứng ở mức 59.000 đồng/kg. Tại miền Trung, miền Đông, miền Tây, giá lợn hơi CP đứng ở mức 57.000 đồng/kg.
Với diễn biến này, một số chuyên gia chăn nuôi nhận định thị trường chưa có tín hiệu khởi sắc, người tiêu dùng vẫn đang thắt chặt chi tiêu, ưu tiên dùng các loại thực phẩm giá rẻ trong khi nguồn cung thịt lợn đang dư thừa, đặc biệt là tại các công ty chăn nuôi quy mô lớn.
Tại Trung Quốc giá lợn hơi ngày 4/1 giảm mạnh, chỉ còn đứng ở mức 54.400 đồng/kg, giảm mạnh so với mức 62.600 đồng/kg cuối tuần qua. Mức giá này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 76.600 đồng/kg của ngày 9/12/2022, mức 79.800 đồng/kg của ngày 8/12/2022. Trước đó, giá lợn Trung Quốc liên tục đứng ở mức hơn 80.000 đồng/kg thời gian vừa qua.
Trước đó, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi lặng sóng và dao động trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg. Theo đó, hai tỉnh Bắc Giang và Hưng Yên duy trì giao dịch lợn hơi cùng mức 54.000 đồng/kg - cao nhất khu vực. Mức giao dịch thấp nhất khu vực 51.000 đồng/kg vẫn được ghi nhận tại hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Các tỉnh, thành khác đang thu mua lợn hơi với giá vào khoảng 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Cùng chung xu hướng thị trường với khu vực miền Bắc, tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi tiếp tục đi ngang và dao động trong khoảng 51.000 - 52.000 đồng/kg. Theo đó, thương lái tại các địa phương bao gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Ninh Thuận thu mua lợn hơi với giá 51.000 đồng/kg. Các địa phương khác đang giao dịch cùng mức là 52.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá lợn hơi dao động trong khoảng 50.000 - 53.000 đồng/kg. Cụ thể, tại tỉnh Bến Tre, heo hơi đang được thu mua với giá 50.000 đồng/kg - thấp nhất khu vực. Trong khi đó, mức giao dịch cao nhất khu vực tiếp tục được ghi nhận tại các tỉnh bao gồm Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau và Bạc Liêu với 53.000 đồng/kg. Tại các địa phương khác, thương lái vẫn thu mua lợn hơi với giá trong khoảng 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 2022, ngành nông nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của hậu dịch Covid-19, xung đột Nga và Ukraine làm đứt gãy các chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu dùng toàn cầu; nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn…
Về cơ bản, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát khá tốt, chỉ còn phát sinh những ổ dịch nhỏ lẻ. Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 tăng khoảng 11,4% so với cùng thời điểm năm 2021; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 4425,1 nghìn tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng đàn và sản lượng gia cầm trong năm tiếp tục tăng do khu vực hộ và doanh nghiệp đều phát triển ổn định, giá bán sản phẩm ở mức có lãi1. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 tăng khoảng 4,8%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 2028,4 nghìn tấn, tăng 4,5% so với cùng thời điểm năm 2021.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 12 năm 2022 ước đạt 33,4 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2022 ước đạt 400 triệu USD, giảm 7,1% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 105,5 triệu USD, giảm 4,3%; thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 112,3 triệu USD, giảm 3%.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển tương đối ổn định. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lại đang đứng trước nhiều khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trong khi giá thịt lợn hơi trong cả năm biến động giảm so với năm 20214. Chi phí đầu vào tăng nhưng giá bán sản phẩm đầu ra lại giảm, đã gây áp lực lớn cho người chăn nuôi, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì khu vực hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ giảm đàn hoặc tạm dừng nuôi.
Riêng chăn nuôi lợn, ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2022 tăng khoảng 11,4% so với cùng thời điểm năm 2021; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 4425,1 nghìn tấn, tăng 5,9% so với năm 2021.
Tại thị trường trong nước, trong tháng 12, giá lợn hơi trên cả nước giảm do sức mua giảm. Giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc giảm với mức giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 51.000 – 54.000 đồng/kg. Cụ thể, 54.000 đồng/kg là mức giao dịch cao nhất khu vực, được ghi nhận tại hai tỉnh Bắc Giang và Hưng Yên. Trong khi đó, giá thu mua thấp nhất được ghi nhận tại hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai với 51.000 đồng/kg. Tại các địa phương còn lại, giá thu mua heo hơi khoảng 52.000 – 53.000 đồng/kg.
Thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận giá giảm 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 51.000 – 52.000 đồng/kg. Theo đó, các địa phương bao gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Ninh Thuận đang giao dịch cùng mức 51.000 đồng/kg – thấp nhất khu vực. Tại các địa phương khác, heo hơi được thu mua với giá 52.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá lợn hơi giảm 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 51.000 – 53.000 đồng/kg. Theo đó, 53.000 đồng/kg tiếp tục là mức giao dịch cao nhất khu vực, được ghi nhận tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau và Bạc Liêu. Heo hơi tại các tỉnh, thành còn lại đang được thương lái thu mua với giá từ 51.000 đồng/kg đến 52.000 đồng/kg.
Nhìn lại cả năm 2022, giá lợn hơi biến động tăng vào 10 tháng đầu năm do giá thức ăn chăn nuôi tăng, nguồn cung giảm do bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn ra ở một số địa phương, tuy nhiên giá lợn hơi có xu hướng giảm vào 2 tháng cuối năm do nhu cầu tiêu thụ giảm.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 12 năm 2022 ước đạt 33,4 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2022 ước đạt 400 triệu USD, giảm 7,1% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 105,5 triệu USD, giảm 4,3%; thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 112,3 triệu USD, giảm 3%.
Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 12 đạt 250 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2022 đạt 3,32 tỷ USD, tăng 0,2% so với năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 1,27 tỷ USD, tăng 7,7%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,54 tỷ USD, tăng 10,7%.
Thúc đẩy các giải pháp về thị trường, chủ động sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và giảm chi phí trung gian trong chuỗi cung ứng là những giải pháp cho ngành chăn nuôi năm 2023, theo các chuyên gia.
Theo đó, giải pháp thị trường chính là động lực để tháo gỡ khó khăn và duy trì tăng trưởng của ngành chăn nuôi thời gian tới. Một trong những yếu tố quan trọng là phải xúc tiến thương mại, tháo gỡ khó khăn các hàng rào kỹ thuật và mở rộng được thị phần, thị trường ở các nước. Tin tưởng những doanh nghiệp đã đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt trong ngành chăn nuôi đủ năng lực để chế biến và chế biến sâu trong thời gian tới có nhiều sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Đó chính là động lực và giải pháp quan trọng để “lôi kéo” tăng trưởng chăn nuôi trong giai đoạn tới. Đối với thị trường trong nước với 100 triệu dân về chế biến và chế biến sâu ở các phân khúc cũng phải quan tâm...
Dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, mức tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người đã giảm so với mức tiêu thụ bình quân trước đại dịch, cụ thể giảm từ 31,4kg/người/năm vào năm 2018 xuống còn 26,8kg/người/năm vào năm 2022. Điều này cũng cho thấy khả năng con số này sẽ tăng khoảng 3% so với cùng kỳ vào năm 2023. Với sản lượng chăn nuôi tăng mạnh trong những tháng gần đây (tăng 12,4% so với cùng kỳ trong 11 tháng đầu năm 2022), nguồn cung lợn hơi khó có thể thiếu hụt trong năm 2023, với điều kiện dịch bệnh được kiểm soát tốt.