Giá nông sản hôm nay (29/7): Giá tiêu ổn định, cà phê giảm nhẹ
Giá nông sản hôm nay: Giá tiêu ổn định
Giá tiêu hôm nay 28/7 trong khoảng 72.500 - 75.000 đồng/kg. Giá hạt tiêu được dự báo vẫn ổn định ở mức cao trong quý III, nhờ được hỗ trợ bởi những yếu tố như sản lượng giảm ở một số nước sản xuất, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại các nước xuất khẩu, giá cước tàu biển...
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 75.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.000 đồng/kg. Sáng nay giá tiêu ổn định so với cùng thời điểm sáng hôm qua.
Trong tháng 6, giá tiêu đen trên thị trường thế giới biến động trái chiều, tăng tại Việt Nam và Brazil trong khi giảm tại Indonesia và Ấn Độ. Sang đến tháng 7 giá tiêu tại hầu hết các thị trường đều đi ngang do một số nước bắt đầu bước vào vụ thu hoạch.
Mặc dù đã có những điều chỉnh lên xuống không đồng nhất trong hơn 1 tháng qua nhưng so với đầu năm nay giá tiêu đen của Việt Nam hiện đã tăng 33,1 - 32,8% (945 – 964 USD/tấn). Tương tự, giá tiêu đen Indonesia tăng 25,7%, Ấn Độ tăng 17,5%, Malaysia tăng 35,6%, đặc biệt Brazil tăng tới 42,9%. Theo các chuyên gia, nguyên nhân do sản lượng hạt tiêu của Việt Nam, nước xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới sụt giảm đã thúc đẩy giá tiêu toàn cầu tăng lên trong những tháng đầu năm nay.
Với việc Indonesia, Trung Quốc, Malaysia và Brazil bước vào vụ thu hoạch mới trong tháng 7 và tháng 8 có thể gây áp lực lên giá tiêu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giá hạt tiêu được cho là vẫn ổn định ở mức cao trong quý III nhờ được hỗ trợ bởi những yếu tố như sản lượng giảm ở một số nước sản xuất, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại các nước xuất khẩu tiêu như Việt Nam, Indonesia và Malaysia khiến việc thu hoạch và bán ra bị ảnh hưởng. Mặt khác giá cước vận tải biển tăng cao, nhu cầu của các thị trường lớn phục hồi cũng tác động lên giá tiêu nguyên liệu tại các nước xuất khẩu.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giữ nguyên ở mức 41.700 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 22/7/2021 đến ngày 28/7/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 311,39 VND/INR.
Theo thehindubusinessline, các nhà kinh doanh gia vị tại Kochi - Ấn Độ lo ngại về việc hạt tiêu Sri Lanka sẽ tràn vào nước này khi số liệu của Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế cho biết, sản lượng hạt tiêu của Sri Lanka tăng 25% trong năm 2021 ở mức 25.000 tấn bên cạnh lượng dự trữ chuyển tiếp là 12.000 tấn từ năm 2020. Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt tiêu của Sri Lanka sang Ấn Độ đạt 4.000 tấn, mức cao nhất trong vòng 3 năm qua.
Giá nông sản hôm nay: Cà phê giảm nhẹ
Giá cà phê hôm nay 28/7 trong khoảng 37.200 - 38.100 đồng/kg. Trong ngày khóa sổ vị thế kinh doanh, các quỹ đầu tư tài chính tăng cường bán tháo để chốt lời.
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 37.200 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 38.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 38.000 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 38.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 37.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 38.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 37.900 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 38.000 đồng/kg.
Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm giảm nhẹ theo giá cà phê thế giới.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê điều chỉnh trái chiều. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2021 được ghi nhận tại mức 1.930 USD/tấn sau khi tăng 0,16% (tương đương 3 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 9/2021 tại New York đạt mức 200,45 US cent/pound, giảm 0,64% (tương đương 1,30 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).
Theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Canada là thị trường tiêu thụ cà phê lớn thứ ba toàn cầu với mức tiêu thụ trung bình 152 lít/người.
Người Canada tiêu thụ cà phê ở cả trong và ngoài nhà. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ cà phê của người dân Canada vẫn ổn định. Trong đó, phân khúc cà phê hòa tan được tiêu thụ mạnh do lệnh giãn cách xã hội.
Theo một nghiên cứu về Tiêu thụ cà phê của Canada do Hiệp hội Cà phê Canada thực hiện vào năm 2019 cho thấy, khoảng 82% người dân đã pha chế cà phê tại nhà và có khoảng 2 tách cà phê dành cho những người từ 18 tuổi tiêu thụ mỗi ngày.
Nhu cầu về cà phê hòa tan ngày càng tăng và đang thúc đẩy thị trường tăng trưởng hơn nữa. Nguyên nhân là do ngày càng có nhiều người ở tầng lớp lao động bận rộn hơn, do đó, họ ưa thích các loại thực phẩm tiện lợi và đồ uống nhanh vào bữa sáng.
Ngoài ra, thị trường cũng được thúc đẩy nhờ vào sự phổ biến của cà phê hảo hạng và sự sẵn có của sản phẩm với các hương vị và khẩu vị khác nhau, nhằm phục vụ cho nhiều đối tượng người tiêu dùng cũng như nhanh chóng phổ biến trở nên ở tầng lớp trung niên và người trẻ tuổi.