Giá thịt lợn Trung Quốc tăng mạnh, giá lợn trong nước tiếp tục cắm đầu, chưa thấy đáy

29/09/2022 14:55 GMT+7
Giá lợn hơi hôm nay 29/9 tiếp tục giảm từ 1.000 – 4.000 đồng/kg tại khu vực miền Bắc – miền Nam và đi ngang tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Lượng lợn đang bán tháo gây nên biến động nhiều trên toàn quốc, người dân hi vọng mức giá sớm bình ổn.

Giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng mạnh, giá lợn hơi trong nước giảm thêm ở một số tỉnh

Tính đến chiều nay, giá lợn hơi hôm nay 29/09/2022, giảm thêm ở một số tỉnh. Giá lợn hơi toàn quốc giảm 1.000-3.000 đồng/kg, mức giá trung bình chỉ còn 57.500 đồng/kg.

Ngày 29/9 giá lợn hơi tại Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam đứng ở mức 61.000 đồng/kg ở miền Bắc, hi vọng thị trường sớm chuyển hướng đi lên. Giá lợn hơi CP tại miền Trung, miền Đông, miền Tây đứng ở mức 60.000 đồng/kg. Giá lợn hơi Trung Quốc hôm nay đứng ở mức cao, 79.800 đồng/kg.

Giá thịt lợn Trung Quốc tăng mạnh, giá lợn trong nước tiếp tục cắm đầu, chưa thấy đáy - Ảnh 1.

Giá lợn hơi hôm nay 29/9: Ghi nhận mức giảm sâu nhất 3.000 đồng/kg.

Giá thịt lợn Trung Quốc tăng mạnh, giá lợn trong nước tiếp tục cắm đầu, chưa thấy đáy - Ảnh 2.

Nguồn: ANOVA FEED

Trước đó, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi sáng nay điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg ở một số nơi và dao động trong khoảng 55.000 - 61.000 đồng/kg. Cụ thể, cùng giảm 1.000 đồng/kg, hiện tại Hưng Yên và Thái Bình lần lượt đưa giao dịch xuống còn 59.000 đồng/kg và 60.000 đồng/kg. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, tại Lào Cai thương lái tiếp tục thu mua lợn hơi với giá thấp nhất khu vực là 55.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất khu vực 61.000 đồng/kg được ghi nhận tại Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình.

Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay đi ngang và dao động trong khoảng 55.000 - 61.000 đồng/kg. Trong đó, Bình Thuận hiện ghi nhận mức giá thấp nhất khu vực 55.000 đồng/kg. Các địa phương Đắk Lắk, Lâm Đồng và Ninh Thuận có giá lợn hơi lần lượt ở mức 56.000 đồng/kg, 57.000 đồng/kg và 59.000 đồng/kg. Mức giao dịch cao nhất vẫn được ghi nhận tại các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị là 61.000 đồng/kg. Thấp hơn một giá ở mốc 60.000 đồng/kg gồm có Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa.

Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg tại một vài tỉnh thành và dao động trong khoảng 53.000 - 62.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi hạ nhẹ một giá, hai tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang cùng điều chỉnh giao dịch xuống chung mức 56.000 đồng/kg. Tương tự, mức giá thấp nhất khu vực được ghi nhận tại Kiên Giang và Sóc Trăng sau khi giảm 4.000 đồng/kg là 53.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá thấp nhất khu vực. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá cao nhất khu vực 62.000 đồng/kg được ghi nhận tại Long An. Thấp hơn 2 giá, tại Cà Mau hiện thương lái thu mua lợn hơi ở mức 60.000 đồng/kg. Các địa phương khác, giá lợn hơi hôm nay xoay quanh ngưỡng 57.000 đồng/kg.

Theo AHDB, giá thịt lợn tại Trung Quốc sau khi dự kiến tăng đến đầu tháng 4/2022, nhưng từ tháng 5/2022 đến nay, giá liên tục tăng do quy mô đàn lợn giảm từ năm ngoái đã bắt đầu tác động tới sản lượng.

Trong khi đó, nhu cầu của người tiêu dùng đã phục hồi dần sau các đợt phong tỏa do Covid ở nhiều địa phương. Giá thịt lợn tại Trung Quốc hiện đã tăng 53% so với hồi tháng 5/2022, lên 23,34 USD (khoảng 3,4 USD)/kg.

Hồi tháng 7/2022, nhiều quan chức Trung Quốc đã kêu gọi các đơn vị chăn nuôi lợn lớn tăng tốc giết mổ lợn, đồng thời cảnh báo họ về việc đầu cơ và định giá thịt lợn. Khủng hoảng thịt lợn diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang chật vật chống đỡ xu hướng suy giảm kinh tế khi các đợt phong tỏa mới tại đại đô thị Thành Đô và trung tâm công nghệ Thẩm Quyến gây sức ép lên tăng trưởng của nước này.

Theo báo cáo của chính phủ Trung Quốc, các nhà chức trách đang khuyến khích các nhà sản xuất duy trì sản xuất và giải phóng kho dự trữ trong nỗ lực kiềm chế lạm phát giá cả.

Ngày 23/9/2022, Trung Quốc bắt đầu xả 14.400 tấn thịt lợn đông lạnh từ kho dự trữ để đưa ra thị trường. Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia có kế hoạch xả 200.000 tấn thịt lợn trong tháng 9 để duy trì giá cho đợt tiêu thụ lớn nhất nhì trong năm nay. Cơ quan này cho biết, kho dự trữ có đủ lượng thịt cho nhu cầu của thị trường. Tùy theo tình hình thực tế mà Ủy ban Phát triển và Cải cách sẽ có quyết định tiếp theo. 

Giá thịt lợn Trung Quốc tăng mạnh, giá lợn trong nước tiếp tục cắm đầu, chưa thấy đáy - Ảnh 3.

Đến nay, cơ quan chức năng Trung Quốc chưa dùng tới giải pháp tăng nhập khẩu để hạ giá thị trường thịt lợn.

Đến nay, cơ quan chức năng Trung Quốc chưa dùng tới giải pháp tăng nhập khẩu để hạ giá thị trường. Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất giữ được giá tiêu dùng tăng rất thấp. Tuy nhiên do thịt lợn là mặt hàng chủ lực trong rổ chỉ số giá tiêu dùng cũng như được người dân tiêu thụ nhiều nhất nên Trung Quốc luôn dùng giải pháp xả kho thịt lợn khi giá tăng cao. 

Theo các chuyên gia, giải pháp kịp thời của cơ quan chức năng chỉ chặn đà tăng trước mắt. Từ nay đến cuối năm nhu cầu tăng cao nên giá lợn khó có cơ hội giảm mạnh, nhất là trong điều kiện giá thức ăn và nhiều thứ khác tăng cao.

Sản lượng lợn của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2022 tăng, lượng giết mổ tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Giá gần đây tăng đã mang lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất, lượng lợn nái giống hàng tháng đã tăng lên kể từ tháng 5/2022. Trong khi đó, khối lượng nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc trong quý II/2022 thấp hơn nhiều so với những năm trước, mặc dù tương đương với mức nhập khẩu trong quý I/2022 . Trong nửa đầu năm 2022, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc giảm 64% so với cùng kỳ năm 2021 ở mức 799.000 tấn (giảm 68% từ thị trường EU). Tất cả các thị trường chính cung cấp thịt lợn cho Trung Quốc đều giảm.

Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường cung cấp thông tin về tình hình chăn nuôi và đưa ra các chính sách hỗ trợ để đảm bảo nguồn cung ổn định trong quý IV, đặc biệt là trong các dịp lễ lớn. Sau cuộc họp với Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC), Bộ này cho biết sẽ cung cấp thông tin về lợn giống, lợn hơi và thực hiện thêm các chính sách hỗ trợ cho vay dài hạn, chính sách môi trường.

Ít người chăn nuôi tái đàn chuẩn bị nguồn lợn thịt cho dịp Tết Nguyên đán

Trong nước, nếu so với mức giá đỉnh lợn hơi đạt được 73.000 - 75.000 đồng/kg hồi tháng 7/2022, đến nay giá lợn hơi xuất chuồng của ta đã giảm khoảng 15.000 - 21.000 đồng/kg. Thức ăn chăn nuôi và các chi phí tăng cao khiến giá thành lợn hơi lên mức xấp xỉ 60.000 đồng/kg. Do vậy, với mức thu mua như hiện nay, nhiều người nuôi đang ở mức hòa vốn hoặc thậm chí nhiều nơi bắt đầu lỗ.

Tại "thủ phủ chăn nuôi" Đồng Nai, theo Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, hiện nay rất ít người chăn nuôi tái đàn chuẩn bị nguồn lợn thịt cho dịp Tết Nguyên đán. Vì giá lợn hơi thời điểm này rất thấp, dưới 55.000 đồng/kg trong khi giá thành trên 60.000 đồng/kg. Người chăn nuôi lo ngại tái đàn cho thị trường Tết sẽ tiếp tục thua lỗ.

Còn khoảng 4 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Hàng năm, thời điểm này, đa số người chăn nuôi đã tái đàn chuẩn bị nguồn heo thịt cho dịp Tết. Nhưng năm nay chỉ khoảng 10% người chăn nuôi tái đàn ở Đồng Nai.

Thời gian qua, giá lợn hơi liên tục giảm và giá thức ăn gia súc liên tục tăng cao, người chăn nuôi gặp khó khăn "kép". So với cuối năm 2020, giá thức ăn gia súc đã tăng 40%.

Người chăn nuôi không có lời nên tái đàn thời điểm này rất nguy hiểm. Nguy hiểm vì giá thấp không có lời, rồi dịch bệnh đe dọa, nhất là dịch tả lợn châu Phi; nếu sơ hở mà bị dịch tả lợn châu Phi tràn đến thì có thể người chăn nuôi trắng tay nên bà con không mặn mà việc tái đàn.

Giá thịt lợn Trung Quốc tăng mạnh, giá lợn trong nước tiếp tục cắm đầu, chưa thấy đáy - Ảnh 4.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), để cân đối cung cầu, từ nay đến cuối năm, cả nước phải đạt sản lượng thịt các loại khoảng 7 triệu tấn, tăng 4% so với năm ngoái.

Để ngành chăn nuôi trong nước phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong những tháng cuối năm, các trang trại phải tìm nguồn thức ăn sẵn có trong nước để hạ giá thành chăn nuôi, kiểm soát phòng chống dịch tốt, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi; phát triển các mô hình chăn nuôi đảm bảo song hành yếu tố hiệu quả, bền vững...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), để cân đối cung cầu, từ nay đến cuối năm, cả nước phải đạt sản lượng thịt các loại khoảng 7 triệu tấn, tăng 4% so với năm ngoái. Trong đó, sản lượng thịt lợn hơi phải đạt trên 4,2 triệu tấn; sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1,9 triệu tấn. Dự báo nhu cầu vào thời điểm Tết Nguyên đán thường tăng từ 10 - 20% so với bình thường.

Ổn định nguồn cung thịt lợn, gia cầm từ nay đến cuối năm là nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra. Việc đã có vaccine tả lợn châu Phi là cơ sở quan trọng để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cả năm của đàn lợn vào khoảng 4,8%. Tuy nhiên, với ngành chăn nuôi yếu tố quan trọng nhất vẫn là thức ăn.

Trước những tác độngcủa kinh tế thế giới và giá nguyên liệu nhập khẩu, đại diện Bộ NNPTNT cho biết về một số giải pháp để có nền chăn nuôi tự chủ.

Chúng ta phải có một nền chăn nuôi tự chủ, chuyển một số diện tích đất trồng trọt không hiệu quả sang trồng cây thức ăn, đặc biệt vừa rồi Bộ NNPTNT đã chỉ đạo Cục Trồng trọt và Chăn nuôi xây dựng hợp tác xã trồng sắn và ngô ở Tây Nguyên đảm bảo thu mua khép kín phục vụ trực tiếp cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây là biện pháp sẽ đem lại hiệu quả.

Ngoài ra, chúng ta sẽ tập trung trồng ngô sinh khối, chế biến 1,5 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp chuyển làm thức ăn cho đại gia súc. Đây chính là cái chúng ta tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu thức ăn và là giải pháp có hiệu quả ngay.

Có thể thấy Bộ NNPTNT đang tập trung giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, trong đó có giá thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, các ngành chức năng cũng sẽ tăng cường kiểm soát vận chuyển lậu qua biên giới, kiểm soát các khâu trung gian để giá thịt nói riêng và thực phẩm nói chung tại chợ sẽ không tăng vì đội chi phí ở khâu trung gian.

Với thị trường nội địa thời gian tới, dự báo giá lợn hơi trong nước của ta tiếp tục dao động quanh mức 60.000 đồng/kg, có thể còn thấp hơn nữa. Mặc dù giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, nhưng từ đầu năm 2022 đến nay, với các giải pháp không quá phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp, đàn vật nuôi vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021. Trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi chưa có dấu hiệu giảm như hiện nay, người chăn nuôi đang rất cần hỗ trợ nguồn vốn giá rẻ từ các tổ chức tín dụng, giúp họ tăng đàn thuận lợi trong thời gian tới.

Công ty Chứng khoán VNDIRECT mới đây cũng nhận định, với mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong 2022, Chính phủ sẽ áp dụng một số biện pháp bình ổn trong trường hợp giá thịt lợn tăng quá nhanh song vẫn đảm bảo mức giá ổn định cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, chưa có dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung trong nửa cuối năm 2022. Do vậy, giá thịt lợn sẽ ổn định ở mức thấp.

Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT kỳ vọng giá lợn sẽ quanh mức 60.000 đồng/kg trong quý IV/2022. Chứng khoán VNDIRECT kỳ vọng giá hàng hóa sẽ giảm nhẹ khoảng 6-10% trong 6 tháng cuối năm so với 6 tháng đầu năm 2022. Giá thức ăn chăn nuôi trong nước có độ trễ hơn so với giá nông sản thế giới. Vì vậy, chi phí thức ăn chăn nuôi sẽ vẫn ở mức cao trong quý III/2022 và hạ nhiệt dần trong quý IV/2022. Bám sát cung cầu để ổn định giá thịt lợn, giá lợn hơi trong nước từ nay tới cuối năm là việc quan trọng cần làm lúc này...

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục