Hành động các ngân hàng trung ương nóng lên từng ngày, cổ phiếu châu Á rớt giá
Trong bối cảnh áp lực giá ngày càng gia tăng, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đang bắt đầu thắt chặt chính sách báo hiệu biến động thị trường có thể sắp xảy ra, dẫn đến chứng khoán toàn cầu giảm mạnh trong những ngày gần đây.
Ngân hàng trung ương Singapore đã thắt chặt các thiết lập chính sách tiền tệ ngoài chu kỳ lần đầu tiên trong bảy năm, động thái diễn ra chỉ một ngày sau khi cơ quan tài chính báo cáo lạm phát cơ bản ở mức cao nhất trong tám năm.
Chuyên gia kinh tế tại Capital Economics, ông Alex Holmes nhận định: "Chúng tôi nghĩ rằng sự gia tăng lạm phát từ đợt bùng phát Omicron trong nước sẽ buộc Cơ quan Tiền tệ Singapore phải thắt chặt trở lại trong năm nay".
Đồng đô la Singapore tăng 0,2%, trong khi hầu hết các đồng tiền khác trong khu vực đều đi ngang và hoặc giảm.
"Sự thay đổi linh hoạt sẽ giúp cho SGD có khả năng phục hồi tốt hơn so với USD tăng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu chu kỳ tăng", Ngân hàng Đa quốc gia DBS cho biết trong một báo cáo khi đề cập đến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Tuần trước, ngân hàng trung ương Indonesia cũng khiến thị trường bất ngờ khi tăng 300 điểm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, trong khi ở Malaysia, ngân hàng trung ương đang xem kế hoạch điều chỉnh chính sách được đánh giá sẽ là sự thay đổi lập trường tiềm năng vào cuối năm nay.
Bên cạnh những lo lắng rằng việc Mỹ tăng lãi suất có thể dẫn đến dòng vốn chảy ra khỏi các thị trường mới nổi tiềm ẩn nhiều rủi ro ở châu Á, các nhà đầu tư cũng đang cân nhắc khả năng Nga xâm lược Ukraine cũng như căng thẳng gia tăng với phương Tây có thể dẫn đến giá dầu và khí đốt cao hơn làm tăng áp lực giá trên thị trường toàn cầu.
Khi đề cập đến căng thẳng gia tăng và những động thái bất ổn trên Phố Wall đêm qua, các nhà phân tích của Maybank cho rằng sự biến động dường như đã đè nặng lên chứng khoán châu Á.
Cổ phiếu công nghệ của Hàn Quốc đã giảm khoảng 8% trong hai tuần qua dù dữ liệu hôm qua cho thấy nền kinh tế 2021 của Hàn Quấy đang đi lên với tốc độ nhanh nhất trong vòng 11 năm nhờ sự bùng nổ xuất khẩu.
Thị trường chứng khoán Indonesia (.JKSE), Malaysia (.KLSE), Singapore (.STI) và Đài Loan (.TWII) đều giảm hơn 1%, trong khi ở Hàn Quốc (.KS11) giảm 2,6%.