Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt

23/07/2021 16:30 GMT+7
Để có được những hạt Sâm Ngọc Linh giống, các chủ vườn phải mất từ 5 đến 10 năm ăn dầm, ở dề, bám trụ núi rừng với nhiệt độ khắc nghiệt lạnh thấu da, ngoài ra còn tốn rất nhiều công sức, tài chính...

Vào những ngày tháng 6 và 7 hằng năm là đến mùa thu hoạch hạt Sâm Ngọc Linh ở huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, đến thời điểm thu "lộc trời" là những khu vườn sâm đỏ ươm cả khu vực, vì hạt Sâm Ngọc Linh khi chín có màu đỏ óng ánh rất bắt mắt, hạt sâm không ra riêng lẻ mà nó kết thành từng chùm tạo thêm sinh động cho vườn sâm.

Mùa thu hạt… "vàng"

Ông Nguyễn Đức Ánh - Giám đốc Công ty Cổ phần Sâm Việt Linh cho biết: Sâm Ngọc Linh là cây bản địa đặc hữu của núi rừng Ngọc Linh. Tại Quảng Nam, sâm sinh trưởng và phát triển tốt nhất tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My.

Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt   - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đức Ánh - Giám đốc Công ty Sâm Việt Linh bên vườn Sâm Ngọc Linh giống. Ảnh: Trương Hồng

"Công ty tôi hiện trồng được khoảng 9.000 cây loại từ 2 đến 12 năm tuổi. Riêng trong số đó, có 600 cây giống có độ tuổi từ 5 đến 12 năm, đây là những cây giống được gọi là "sâm mẹ", vì nó có tuổi đời càng lớn thì giá trị nó càng cao, "đẻ" hạt nhiều. Mỗi cây trưởng thành như vậy cho từ 30 đến 50 hạt/cây, có nhiều cây cho đến 70 hạt", ông Ánh nói.

Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt   - Ảnh 2.

Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt   - Ảnh 3.

Bông và hạt non Sâm Ngọc Linh. Ảnh: Trương Hồng

Ông Nguyễn Đức Ánh nói thêm, mùa sâm ra hoa và kết hạt là từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm. Hạt lúc đầu có màu xanh nhạt sau chuyển dần sang xanh thẫm, vàng lục, khi chín ngả màu đỏ óng ánh với một chấm đen không đều ở đỉnh quả (đây là điểm khác biệt so với hạt tam thất), vỏ hạt trông sáng bóng, hạt mẩy. 

"Hạt sâm chín nhìn tựa viên ngọc lấp lánh.  Do đặc điểm sinh học mà một cụm quả đạt độ chín tiêu chuẩn phải từ 6 - 10 ngày, do vậy nên thu hái làm nhiều lần, ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2- 3 ngày để đảm bảo quản giống thu vào có chất lượng cao…", ông Ánh chia sẻ.

Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt   - Ảnh 4.

Một chùm hạt Sâm Ngọc Linh bắt đầu xanh sắp chuyển sang chín. Ảnh: Trương Hồng

Cũng theo ông Nguyễn Đức Ánh, riêng năm 2020, vườn ông thu hoạch 3 lon hạt giống Sâm Ngọc Linh, nhưng riêng năm 2021 dự kiến thu gấp 3 lần năm 2020, tầm 10 đến 12 lon hạt giống, tính ra khoảng 12.000 hạt.

"Hiện đến mùa thu hoạch hạt giống sâm, nên các chủ vườn ươm truy tìm tận vườn để thu mua hạt, giá mỗi hạt sâm hiện nay giao động từ 100 đến 120.000/hạt. Vì mỗi năm Sâm Ngọc Linh chỉ có một lần ra hạt, nên nó cực kỳ quý hiếm, nhiều nhà vườn không muốn bán hạt giống mà giữ lại để ươm cây trồng tiếp theo.

Riêng số lượng hạt tôi thu hoạch năm nay, nếu trồng thành công, phát triển tốt, năm 2022 tôi sẽ có thêm khoảng 10.000 cây sâm giống trồng ra vườn…", ông Anh chia sẻ.

Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt   - Ảnh 5.

Hạt sâm bắt đầu chuyển sang màu đỏ nâu. Ảnh: Trương Hồng

Để nhân rộng trồng và bảo tồn cây sâm quý này, mới đây UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho Công ty Cổ phần Sâm Việt Linh được lập thủ tục thuê môi trường rừng để trồng Sâm Ngọc Linh tại lô 5, khoảnh 7, tiểu khu 886 thuộc thôn 2, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My; với diện tích khoảng 5,98 ha.

"Công ty Sâm Việt Linh đã được UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất lập thủ tục được thuê môi trường rừng để trồng sâm đây là vinh dự và niềm vui lớn của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới và mong muốn khẳng định được giá trị của cây Sâm Ngọc Linh trên thị trường trong và quốc tế…", ông Ánh nhấn mạnh.

Bảo tồn cây "Quốc bảo"

Trong khi đó, lãnh đạo Trung tâm phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam cho biết, hiện tại Trung tâm đã cơ bản làm chủ được quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống Sâm Ngọc Linh, vườn sâm giống gốc cũng đã áp dụng biện pháp canh tác theo hướng sinh thái phù hợp. Hằng năm Trung tâm sản xuất cây giống một năm tuổi đủ tiêu chuẩn xuất vườn khoảng 50.000 cây.

Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt   - Ảnh 6.

Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt   - Ảnh 7.

Khi chín hạt Sâm Ngọc Linh ngả màu đỏ óng ánh với một chấm đen không đều ở đỉnh quả (đây là điểm khác biệt so với hạt tam thất), vỏ hạt trông sáng bóng, hạt mẩy, hạt sâm chín nhìn tựa viên ngọc lấp lánh. Ảnh: Trương Hồng

Trước đó, để bảo tồn cây Sâm Ngọc Linh, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt phương án thực hiện mô hình trồng cây Sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô trên địa bàn huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).

Mô hình nhằm theo dõi, đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển, khả năng thích ứng của cây Sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại một số khu vực trồng sâm Ngọc Linh khác nhau trên địa bàn huyện Nam Trà My để làm cơ sở cho việc sử dụng và phát triển giống Sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh.

Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt   - Ảnh 8.

Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt   - Ảnh 9.

Hạt giống Sâm Ngọc Linh chín được Công ty Cổ phần Sâm Việt Linh thu hoạch. Ảnh: Trương Hồng

Theo kế hoạch, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ bố trí 3 mô hình, mỗi mô hình có diện tích 0,055 ha. Số lượng cây Sâm Ngọc Linh/mô hình là 1.100 cây, bao gồm: 1.000 cây sâm nuôi cấy mô và 100 cây sâm nhân giống bằng hạt (làm đối chứng).

Mô hình sẽ được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025, tổng kinh phí thực hiện khoảng 3 tỷ đồng. Trong đó, xây dựng mô hình (cây giống, vật tư…) hơn 1,044 tỉ đồng; chăm sóc mô hình hơn 65,74 triệu đồng; bảo vệ mô hình hơn 460 triệu đồng; quản lý, kiểm tra, đánh giá mô hình hơn 1,3 tỉ đồng; hội thảo, tổng kết mô hình hơn 18 triệu đồng; lấy mẫu, phân tích chất lượng Sâm hơn 85 triệu đồng; chi phí khác (mua dụng cụ theo dõi…) hơn 23,3 triệu đồng.

Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt   - Ảnh 10.

Vườn "sâm mẹ" của Công ty CP Sâm Việt Linh đến mùa "đẻ" quả. Ảnh: Trương Hồng

Mới đây nhất, UBND tỉnh Quảng Nam cũng quyết định triển khai thử nghiệm di thực cây Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My về các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và Phước Sơn.

Theo đó, sau khi xem xét đề nghị của các UBND huyện nêu trên, UBND tỉnh đồng ý di thực Sâm Ngọc Linh để trồng thử nghiệm ra các khu vực khác có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng với khu vực phát triển trồng sâm tại huyện Nam Trà My là rất cần thiết; làm cơ sở để khảo sát, đánh giá tiềm năng, khả năng thích nghi trước khi mở rộng diện tích trồng Sâm Ngọc Linh trong thời gian đến.

Do vậy, UBND tỉnh thống nhất chủ trương hỗ trợ cây giống Sâm Ngọc Linh cho các huyện Bắc Trà My, Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn và Tây Giang, mỗi huyện 1.000 cây để thực hiện trồng thử nghiệm di thực cây Sâm Ngọc Linh trong năm 2021.

Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt   - Ảnh 11.

Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt   - Ảnh 12.

Vườn sâm giống của Trung tâm phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam. Ảnh: Trương Hồng

Được biết, cây Sâm Ngọc Linh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản phẩm Quốc gia, là "Quốc bảo" của Việt Nam. Do vậy, phát triển cây Sâm Ngọc Linh thành cây hàng hóa chủ đạo để góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc tại địa bàn vùng trồng sâm đóng vai trò rất quan trọng.

Được biết, cây Sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế rất cao đối với người dân huyện Nam Trà My, hiện mỗi kg sâm củ có giá giao động từ vài chục triệu đến cả 100 triệu đồng, riêng mỗi kg lá sâm cũng được bán đến 10 triệu/kg.

Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt   - Ảnh 13.

Ông Nguyễn Đức Ánh - Giám đốc Công ty Cổ phần Sâm Việt Linh bên cây Sâm Ngoc Linh khoảng chục năm tuổi. Ảnh: Trương Hồng

Đặc biệt, nếu Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh được Chính phủ thông qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ đưa ra nhiều chủ trương và ban hành nhiều cơ chế chính sách, để bảo tồn, phát triển cây Sâm Ngọc Linh.

Nhờ vậy, bước đầu đã góp phần bảo tồn nguồn giống gốc, tạo ra nguồn giống đáng kể cung ứng cho nhân dân và doanh nghiệp trong vùng trồng sâm. Diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đã được xác định khoảng 16.000ha, đến nay diện tích thực tế trồng được gần 10.000ha và gần 20 doanh nghiệp đã ký hợp đồng thuê môi trường rừng trồng Sâm Ngọc Linh.

Mùa thu hoạch Sâm Ngọc Linh giống: Hạt nhỏ bé tí nhưng làm ông chủ mát dạ, cười tít mắt   - Ảnh 14.

Sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế rất cao, hiện tại mỗi kg sâm củ có giá từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng. Ảnh: Trương Hồng

Mục tiêu của Quảng Nam từ năm 2025 - 2030 sẽ trở thành Trung tâm giống Sâm Ngọc Linh Quốc gia; Hằng năm sản xuất ra được 5 - 10 triệu cây/năm giống Sâm Ngọc Linh (trong đó trên 50% là cây giống sản xuất từ phương pháp nuôi cấy mô) để cung cấp cho nhu cầu thị trường.

Đặc biệt, có 50 - 100 doanh nghiệp đầu tư trồng sâm, dược liệu và chế biến sản phẩm, đón từ 5 - 10 triệu lượt khách đến tham quan vùng sâm, thu nhập bình quân đầu người từ 3.000 - 4.000 USD/năm.

Đến năm 2045, đưa nước Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh ngang bằng với ngành sản xuất Sâm của Hàn Quốc; hằng năm sản xuất ra được từ 500 - 1.000 tấn.

Theo tài liệu nghiên cứu, sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamensis Haet Grushv. thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh chân núi Ngọc Linh.

Có thể nói rằng cả Thế giới chỉ có nước Việt Nam, cả nước chỉ có 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam và tại 2 tỉnh cũng chỉ có 5 huyện, với 16 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là có sâm Ngọc Linh. Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m được xem như nóc nhà của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh cùng với sự phong phú của hệ động, thực vật với các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.

Hơn 30 năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất Thế giới hiện nay, bên cạnh sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc và sâm Mỹ. Sâm Ngọc Linh có tác dụng như loại thuốc tăng lực, chống lão hóa, hồi dương, tăng cường sức đề kháng, chống độc tố, kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ phòng bệnh ung thư,... Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm một số nước khác không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường,..


Trương Hồng
Cùng chuyên mục