Thái Lan có nguy cơ rớt xuống vị trí thứ 5 về xuất khẩu gạo thế giới

09/08/2020 07:36 GMT+7
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cảnh báo quốc gia Đông Nam Á có rủi ro rơi xuống vị trí thứ 5 về xuất khẩu gạo trong thập kỉ tới nếu quốc gia này vẫn hài lòng với hiện tại và không phát triển chiến lược gạo dài hạn về giống và cạnh tranh.

Theo ông Charoen Laothammatas, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo, xuất khẩu gạo Thái Lan được dự kiến sẽ tiếp tục giảm vì chính sách về gạo hiện tại của quốc gia này thiếu sự liên tục và kế hoạch phát triển dài hạn.

Ngoài ra, Thái Lan cũng chỉ có ngân sách nghiên cứu và phát triển (R&D) hạn chế cho ngành gạo.

"Ưu tiên đầu tiên là ngân sách hạn chế cho R&D về phát triển giống gạo, đặc biệt đối với gạo trắng mềm, vốn đang có nhu cầu cao trên thị trường thế giới", theo ông Charoen.

Chi phí sản xuất gạo của Thái Lan cao hơn tương đối so với những đối thủ khác, trong khi chi phí hậu cần cao hơn và đồng baht mạnh khiến giá gạo Thái Lan đắt hơn so với những giống của đối thủ.

Các thảm hoạ về hạn hán và lũ lụt luân phiên xuất hiện đã ảnh hưởng tới sản lượng gạo Thái Lan và thiếu dữ liệu chính xác về gạo khiến việc lên các kế hoạch thị trường hiệu quả khó khăn hơn.

Thái Lan có nguy cơ rợt xuống vị trí thứ 5 về xuất khẩu gạo thế giới  - Ảnh 1.

Ảnh: Bangkok Post.

Ông Charoen cho hay đối với những chiến lượng dài hạn, các nhà chức trách có liên quan đang bị thúc giục để đẩy nhanh việc xem xét chuỗi cung ứng toàn diện trong ngành gạo, gồm cả phát triển giống gạo, các nhà xay xát gạo, thương thương buôn lúa, các nhà sản xuất và thương mại lúa, các nhà sản xuất gạo đóng gói hay nhà xuất khẩu gạo.

Các nhà sản xuất gạo khác như Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền vào R&D để tăng diện tích trồng lúa. Năng suất gạo của Trung Quốc đang ở khoảng 320 kg/ha, trong khi năng suất của Việt Nam là khoảng 153,6 kg/ha và Thái Lan là 72 kg/ha.

Trước đó, hiệp hội đã hạ dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2020 xuống 6,5 triệu tấn, mức thấp nhất trong 20 năm, so với dự báo trước đó là 7,5 triệu tấn.

Hiệp hội đưa ra một loạt các yếu tố bất lợi, gồm khủng hoảng COVID-19 - nguyên nhân khiến nhu cầu thế giới suy yếu, đồng baht mạnh khiến gạo Thái trở nên đắt đỏ hơn, và hạn hán kéo dài làm giảm sản lượng.

Theo Bangkok Post, giá gạo xuất khẩu của Thái lan đang cao hơn so với các đối thủ khoảng 30 - 80 USD/tấn vì đồng baht mạnh, trong khi hạn hán trên diện rộng khiến nguồn cung gạo trong nước giảm 20%, tương đương 5 triệu tấn lúa trong năm nay.

Theo ông Charoen, các nước nhập khẩu gạo quan trọng như Philippines, Malaysia và Trung Quốc ưa chuộng gạo mềm, nhưng Thái Lan vẫn chưa sản xuất các loại gạo này.

Năm 2020, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm do tồn kho gạo tương đối lớn của nhà tiêu thụ hàng đầu thế giới là 117 triệu tấn so với mức bình thường là 60 - 70 triệu tấn.

Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu ròng trong năm nay, dự kiến sẽ đưa khoảng 3,5 - 4 triệu tấn gạo sang châu Phi.

"Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong nửa cuối năm nay dự kiến sẽ chậm lại, do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 vào tháng 4 đã kích thích nhu cầu tăng cao và khiến một số quốc gia tăng dự trữ gạo trong nước trong nửa đầu năm", vị Chủ tịch chia sẻ.

"Nhóm cố vấn kinh tế mới nên nghĩ đến việc đẩy nhanh tốc độ phát triển khả năng cạnh tranh gạo của Thái Lan và kiềm chế tỉ giá hối đoái ở mức 32,5 - 33 baht đổi một đô USD".

Thái Lan có nguy cơ rợt xuống vị trí thứ 5 về xuất khẩu gạo thế giới  - Ảnh 2.

Luỹ kế nửa đầu năm nay, Thái Lan đã xuất khẩu 3,14 triệu tấn gạo xay xát, giảm 32,7% so với cùng kì năm 2019, với giá trị xuất khẩu giảm 12% xuống 2,2 tỉ USD.

Trong giai đoạn này, Thái Lan đã tụt xuống là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Việt Nam, xuất khẩu lần lượt là 4,53 triệu tấn và 4,04 triệu tấn.

Tố Tố
Cùng chuyên mục