Thị trường chứng khoán 23/6 gây "chia rẽ"

23/06/2020 06:29 GMT+7
Thị trường chứng khoán 23/6 gây "chia rẽ" khi các công ty chứng khoán tiếp tục có những dự báo trái chiều về xu hướng của VN-Index.

Thị trường chứng khoán 23/6 tiếp tục gây "chia rẽ" trong giới chuyên gia. Các công ty chứng khoán BVSC, TVSI, VDSC và MBS có dự báo khác nhau về xu hướng của VN-Index.

TVSI: Tiếp tục tăng điểm

VN-Index đóng cửa tại 871,28 điểm, tăng 2,72 điểm. Thị trường dao động giằng co trên mức tham chiếu trong phần lớn thời gian giao dịch.

Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về số mã tăng giá với tâm điểm là nhóm Phân bón.

Thanh khoản đạt 4.353 tỷ, giảm 4,96% và duy trì dưới mức bình quân 20 phiên gần nhất thể hiện tâm lý dòng tiền vẫn đang tỏ ra thận trọng trong nhịp tăng giá lần này.

Thị trường chứng khoán 23/6 gây "chia rẽ" - Ảnh 1.

Thị trường chứng khoán 23/6 gây "chia rẽ"

Trong những phiên tới, VN-Index có thể duy trì diễn biến tăng điểm. Chỉ số có thể hướng đến mục tiêu là vùng giá 890 – 910 điểm nhưng khó tiến xa thêm nếu không xuất hiện động lực hỗ trợ tăng điểm mới. Trong khi đó thanh khoản liên tục duy trì ở mức thấp báo hiệu đây vẫn có thể chỉ là nhịp bulltrap. Rủi ro giảm điểm vẫn cần được lưu ý.

Chúng tôi cho rằng NĐT nên giữ vị thế quan sát ở thời điểm hiện tại. Vùng kháng cự 890 – 910 điểm, vùng kháng cự tiếp theo 925 – 950 điểm. Vùng hỗ trợ 780 – 810 điểm.

Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật:                   

Nhóm Phân bón tăng giá mạnh mẽ giúp duy trì xu hướng tăng giá ngắn hạn. DPM và DCM là 2 cổ phiếu được đánh giá cao ở thời điểm hiện tại. Trong khi những cổ phiếu khác dự báo khó tiến xa do thiếu yếu tố hỗ trợ.

Nhóm KCN đang cho tín hiệu quay trở lại xu hướng tăng giá ngắn hạn. Mặc dù vậy đà tăng của nhóm dự báo sẽ có sự phân hóa dựa trên bức tranh KQKD Q2 của từng doanh nghiệp.

BVSC: Giằng co

VN-Index dự báo sẽ tiếp tục có diễn biến giằng co, tăng giảm đan xen với sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. Với việc vượt qua vùng kháng cự gần quanh 867 điểm, chỉ số đang có cơ hội hướng đến thử thách vùng kháng cự mạnh hơn nằm tại 888±5 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Hoạt động chốt NAV bán niên của các quỹ có thể sẽ tạo ra ảnh hưởng nhất định đến một số phiên giao dịch trong tuần tới. Ngoài ra, điểm tiêu cực trong ngắn hạn vẫn là kỳ công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết. Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 có thể khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp kém tích cực. 

Chiến lược đầu tư: 

- Duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 25%-50% cổ phiếu. 

- Nhà đầu tư có thể thực hiện mở các vị thế trading ngắn với tỷ trọng thấp khi thị trường xuất hiện các phiên điều chỉnh về vùng hỗ trợ 860-867 điểm.

VDSC:

Sau khi giảm sâu về ngưỡng hỗ trợ 840 điểm, VN-Index xuất hiện nhịp phục hồi nhẹ. Chỉ số đang tạm thời lấy lại được cân bằng phía trên ngưỡng 840 điểm, sau những phiên biến động mạnh trước đó. Xu hướng tăng trung hạn vẫn đang được bảo toàn, tuy nhiên nếu giảm dưới 840 điểm thì sẽ chuyển sang tiêu cực. Chỉ báo MACD đi ngang cho tín hiệu trung tính. Chỉ báo RSI bật tăng từ ngưỡng 50 và đang dần trở nên tích cực.

Thanh khoản tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình, với 57.4 triệu cổ phiếu được giao dịch. Chỉ số HNX-Index đang giằng co quanh ngưỡng hỗ trợ 113 điểm. Chỉ báo MACD đang ở trạng thái tiệu cực khi nằm dưới đường tín hiệu. Chỉ báo RSI cho tín hiệu trung tính khi giằng co quanh ngưỡng 50.

Khối ngoại bán ròng phiên thứ ba liên tiếp trên HOSE với giá trị -22,87 tỷ, tập trung vào VNM (-33,5 tỷ), DBC (-12,4 tỷ), PDR (-11,3 tỷ) ... Phía mua ròng, cao nhất là VHM (+51 tỷ), theo sau là VIC (+29 tỷ), DPM (+14,2 tỷ) ... Thị trường mặc dù tiếp nối đà tăng từ phiên trước nhưng có sự thận trọng với dao động trong biên độ hẹp và thanh khoản ở mức trung bình. Chúng ta vẫn nên lưu ý rủi ro phân phối đang tiềm ẩn sau đợt sụt giảm khá mạnh của VN-Index từ vùng 900 điểm. Do vậy nhà đầu tư vẫn nên thận trọng và chưa vội mở rộng danh mục.

MBS: Nhịp điều chỉnh ngắn hạn đã kết thúc

Thị trường trong nước tiếp tục hồi phục sang phiên thứ 3 liên tiếp, củng cố thêm tín hiệu nhịp rằng điều chỉnh ngắn hạn đã kết thúc. Thanh khoản phiên này tương tương với mức thanh khoản bình quân của tuần trước nhưng độ rộng thị trường vẫn rất tích cực nhờ sự hỗ trợ từ nhóm midcap. Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 2,72 điểm (+0,31%) lên 871,28 điểm, trong đó chỉ số VN30 tăng 1,69 điểm (+0,21%) lên 809,97 điểm. 

Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 205 mã tăng/172 mã giảm, ở rổ VN30 có 11 mã tăng, 14 mã giảm và 5 mã giữ tham chiếu. Bên cạnh đó nhóm midcap và smallcap cũng tăng lần lượt 0,88% và 0,09%. 

Các cổ phiếu lớn hỗ trợ thị trường phiên này là: VHM (+2,35%), MSN (+2,28%), GAS (+0,69%), TCB (+1,22%), VNM (+0,35%),… đã lấn át áp lực giảm giá ở các cổ phiếu lớn khác như: VIC (-0,41%), BID (-0,36%), GVR (-1,19%), VJC (-0,91%), HVN (-1,28%),… 

Thanh khoản phiên này giảm nhẹ so với phiên cuối tuần trước tuy nhiên vẫn giữ ở mức cao với giá tṛi khớp lệnh đạt gần 4.353 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại diễn biến không mấy tích cực khi tiếp tục bán ròng nhẹ với tổng giá trị hơn 30 tỷ đồng. Áp lực bán tập trung chủ yếu vào VNM (33,5 tỷ đồng), PDR (12,7 tỷ đồng), DBC (12,4 tỷ đồng)… 

Tóm lại, nhịp điều chỉnh ngắn hạn đã kết thúc khi thị trường tiếp tục tăng sang phiên thứ 3 liên tiếp. Thanh khoản chỉ tương đương với bình quân ở tuần trước nhưng độ rộng khá tích cực, nhóm cổ phiếu đầu cơ có dấu hiệu hạ nhiệt và dòng tiền dịch chuyển sang nhóm midcap để tìm cơ hội. 

Về kỹ thuật, thị trường cách đỉnh cũ (900 điểm) đúng 1 phiên giảm ngày 11/6. Với mức thanh khoản như hiện nay, khả năng thị trường sẽ dao dộng trong biên độ hẹp, dòng tiền tập trung tìm kiếm các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý 2 khả quan cũng nhưng các cổ phiếu được hưởng lợi từ sóng đầu tư công.


Tiểu My
Cùng chuyên mục