Thị trường chứng khoán 29/6 tiếp tục giằng co

29/06/2020 06:42 GMT+7
Thị trường chứng khoán 29/6 dự báo sẽ tiếp tục có biến động giằng co với các nhịp tăng giảm đan xen.

Thị trường chứng khoán dường 29/6 dường như kém lạc quan trong năm các công ty chứng khoán như TVSI, BVSC và VDSC.

TVSI: Bên bán vẫn chiếm ưu thế

VN-Index đóng cửa tại 851,98 điểm, giảm 2,61 điểm. Thị trường giảm phiên thứ 4 liên tiếp với độ rộng thị trường tiếp tục nghiêng về số mã giảm giá.

Thanh khoản đạt 3.096 tỷ, giảm 20,4% xuống mức thấp nhất 2 tháng cho thấy tâm lý dòng tiền vẫn đang ở trạng thái thận trọng cao.

Mở cửa hồi phục mạnh nhưng chỉ số nhanh chóng thu hẹp đà tăng và quay trở lại giảm điểm về cuối phiên cho thấy bên bán vẫn đang chiếm ưu thế. Áp lực giảm giá có thể sẽ duy trì trong phiên tiếp theo.

Chúng tôi hiện vẫn đang giá cao kịch bản chỉ số sẽ điều chỉnh sâu hơn xuống vùng hỗ trợ 780 – 810 điểm trước khi cho phản ứng phục hồi.

Thị trường chứng khoán 29/6 tiếp tục giằng co - Ảnh 1.

Thị trường chứng khoán 29/6 dự báo sẽ tiếp tục có biến động giằng co với các nhịp tăng giảm đan xen.

NĐT nên giữ vị thế quan sát và chưa nên vội mua vào ở thời điểm hiện tại. Vùng kháng cự 890 – 910 điểm. Vùng hỗ trợ gần nhất 840 – 860 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo 780 – 810 điểm.

Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật:                   

Nhóm Thép giảm nhẹ. Áp lực bán nhìn chung không quá mạnh, tuy nhiên chúng tôi cho rằng dư địa tăng giá trong ngắn hạn của nhóm này không còn nhiều. Vì vậy kịch bản xuất hiện nhịp điều chỉnh cần được lưu ý.

Nhóm Chứng khoán giảm giá do ảnh hưởng từ thị trường chung. Trong bối cảnh chỉ số dự báo tiếp tục giảm điểm, nhóm Chứng khoán có thể hình thành nhịp điều chỉnh.

Nhóm Phân bón chịu áp lực bán khá mạnh phiên hôm này khiến cho diễn biến giá vẫn chưa thoát khỏi dao động đi ngang.

BVSC: Áp lực giảm điểm đang hiện hữu

Thị trường chứng khoán 29/6 dự báo sẽ tiếp tục có biến động giằng co với các nhịp tăng giảm đan xen trong những phiên đầu tuần tới. Chỉ số đang bị kẹp trong vùng được giới hạn bởi cận trên nằm tại 863-867 điểm và cận dưới là vùng hỗ trợ 840-845 điểm. 

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lưu ý rằng, áp lực giảm điểm của thị trường vẫn đang hiện hữu và nếu vùng hỗ trợ quanh 840 điểm bị xuyên thủng thì thị trường sẽ đối mặt với nguy cơ giảm về vùng hỗ trợ mạnh hơn nằm tại 780-820 điểm trong ngắn hạn. 

Hoạt động chốt NAV bán niên của các quỹ có thể sẽ tạo ra ảnh hưởng nhất định đến một số phiên giao dịch cuối tháng 06. Ngoài ra, điểm tiêu cực trong ngắn hạn vẫn là kỳ công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết. Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 có thể khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp kém tích cực. 

Chiến lược đầu tư: 

- Duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 25%-50% cổ phiếu. 

- Nhà đầu tư hạn chế sử dụng đòn bẩy trong giai đoạn hiện tại. Ưu tiên nắm giữ các vị thế trung- dài hạn. Các vị thế ngắn hạn có thể thực hiện trading tại các vùng kháng cự và hỗ trợ chúng tôi đề cập ở trên.

VDSC: Thanh khoản tiếp tục suy giảm

VN-Index giảm 2,61 điểm (0,31%), đóng cửa tại 851,98 điểm. Thanh khoản tiếp tục suy giảm về mức thấp, với chỉ 259 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Nhịp phục hồi đang tỏ ra suy yếu khi VN-Index không vượt được ngưỡng 873 điểm trong ba phiên liên tiếp. Giá đã giảm dưới đương EMA(26), cho thấy xu hướng giảm ngắn hạn có thể sẽ còn kéo dài hơn nữa, và không loại trừ khả năng giảm sâu hơn ngưỡng 830 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật đang trong trạng thái tiêu cực. Đường MACD nằm dưới đường tín hiệu và có xu hướng sẽ cắt xuống dưới đường 0. Chỉ báo RSI vừa giảm xuống dưới ngưỡng 50.

HNX-Index giảm nhẹ 0,62 điểm (0,55%), kết thúc ngày tại 113,45 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ với chỉ 50 triệu cổ phiếu được giao dịch. Chỉ số đang giằng co quanh ngưỡng hỗ trợ 113 điểm. Chỉ báo MACD đang ở trạng thái tiệu cực khi nằm dưới đường tín hiệu. Chỉ báo RSI cho tín hiệu trung tính khi giằng co quanh ngưỡng 50.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên HOSE trong phiên hôm nay, với giá trị -28.28 tỷ, tập trung vào VRE (-29.2 tỷ), CII (-25.8 tỷ), VNM (-23.2 tỷ), HBC (-17.6 tỷ, CTG (-11.4 tỷ) ... Phía mua ròng, cao nhất là PLX (+106.7 tỷ), theo sau là HPG (+44.9 tỷ), GEX (+19.8 tỷ), VHM (+18.8 tỷ), KDC (+17.9) ... 

Thị trường phục hồi bất thành và quay đầu giảm điểm cuối phiên, cho thấy động thái suy yếu của thị trường vẫn đang là chủ đạo. Thanh khoản tiếp tục lùi về mức thấp và rủi ro phân phối vẫn đang hiện hữu. Do vậy nhà đầu tư nên thận trọng và cân nhắc hạ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục về mức an toàn.

Tiểu My
Cùng chuyên mục