Tổng cục Thống kê cảnh báo tăng giá điện khiến lạm phát phi mã năm 2023
Cảnh báo tăng giá điện gây tác động đến nền kinh tế
Bà Nguyễn Thị Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, chia sẻ nguyên nhân giúp Việt Nam kiểm soát lạm phát thành công năm 2022, đây là năm được chứng kiến thế giới đối mặt với lạm phát tăng kỷ lục, Mỹ lên 9,1% vào tháng 6, đến nay 11 là 7,11%; lạm phát ở EU có thời điểm lên 10,7% vào tháng 10, châu Á lạm phát nhẹ nhưng ở mức cao, thái lan 5,6%, Hàn Quốc tăng 5%, Trung Quốc tăng 1,6%... Việt Nam thuộc nhóm nước có lạm phát thấp so với mặt bằng chung.
Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng cao, Việt Nam đạt được lạm phát 3,15% là thành công rất lớn của Việt Nam trong kiểm soát và ổn định kinh tế vĩ mô. Nguyên nhân là do việc sản xuất, cung ứng thực phẩm, lương thực được đảm bảo, trong khi thế giới đứng trước nguy cơ mất an ninh lương thực. Lương thực chiếm 25% chi tiêu của hộ gia đình nên tác động lớn tới giá tiêu dùng. Cùng với giá thịt lợn giảm hơn 10% nên làm CPI giảm 0,36 điểm phần trăm.
Đồng thời, một số dịch vụ do nhà nước quản lý được giữ giá rất ổn định, ví dụ theo lộ trình học phí phải thực hiện theo giá quy định nhưng năm học 2021-2022, nhiều địa phương miễn giảm học phí. Đồng thời, các địa phương cũng được yêu cầu giữ ổn định mức học phí, hỗ trợ cho người dân. Tiếp đó là giữ ổn định giá dịch vụ y tế, giá điện giữ ổn định gần 4 năm qua trong khi giá đầu vào tăng cao.
Đặc biệt, lạm phát thấp là do sự điều hành sát sao, kịp thời, linh hoạt của Chính phủ về đảm bảo nguồn cung, giảm thuế xăng dầu…
Bà Oanh cho hay 2022 diễn biến giá xăng dầu thế giới tăng phức tạp, nguồn cung khan hiếm… Năm 2022 điều chỉnh 34 đợt, tốc độ tăng 28%, nhưng so với thế giới mức này thấp. Giá dầu brent bình quân thế giới tăng 40% so với 2021. Việt Nam trải qua việc thiếu hụt nguồn cung được Chính phủ khắc phục kịp thời, hỗ trợ công tác phục hồi nền kinh tế.
Trong năm, nhiều doanh nghiệp tham gia vào chương trình bình ổn giá, đảm bảo giá hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Về năm 2023, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, những năm trước đây Quốc hội đặt lạm phát dưới 4%, 2023 đặt 4,5%.. áp lực kiểm soát lạm phát rất lớn. Để đạt được mục tiêu này rất khó khăn trong năm 2023, với nhiều yếu tố tác động như tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.
Nhiều tổ chức quốc tế dự báo lạm phát có thể đạt đỉnh trong năm 2022, nhưng thực tế 2023 có thể ở mức cao. Trong khi Việt Nam có nền kinh tế mở nên sẽ bị tác động, nhất là khi Trung Quốc mở cửa biên giới, tăng nhu cầu về nguyên liệu, đẩy giá hàng hóa lên cao, tạo áp lực lạm phát.
Cùng với đó, Việt Nam phụ thuộc phần lớn nhập khẩu nguyên liệu, nếu nhập khẩu giá cao se gây áp lực, chỉ số giá nguyên liệu tăng 69%, cao nhất 10 năm nay. Hơn 90% là nhập khẩu tư liệu sản xuất nên chịu áp lực chi phí sản xuất, tạo sức ép lên chỉ số giá tiêu dùng… dẫn tới lạm phát tăng cao trong quý I/2023.
Thêm vào đó, điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý sẽ tác động mạnh tới CPI. Do đó, chỉ số giá hai nhóm này tăng sẽ tác động tới chỉ số giá chung toàn nền kinh tế. Giá điện năm 2023 tăng giá sẽ tạo áp lực lên lạm phát, giá điện tăng 10% thì sẽ tác động vào CPI là 0,33 điểm phần trăm. Nhiều chính sách giảm thuế hết hiệu lực sẽ khiến giá hàng hóa tăng theo.
Đồng thời, áp lực cầu kéo từ gói hỗ trợ sẽ đẩy giá hàng hóa, dịch vụ tăng theo. Đó là những yếu tố tạo nên áp lực lạm phát 2022.
Tuy vậy, bà Oanh cũng cho hay Việt Nam cũng có lợi thế như nguồn lương thực dồi dào, giá xăng dầu có thể được kìm bởi chính sách giảm thuế… cùng với kinh nghiệm điều hành giá của CP cùng với nỗ lực bộ ngành, địa phương, người dân thì mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 là 4,5% có thể thực hiện được.