Trung Quốc: Ngừng mua vàng trong tháng 5, xuất khẩu tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng

09/06/2024 15:45 GMT+7
Xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong tháng 5 tiếp tục duy trì tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ nhanh nhất trong vòng 8 tháng trở lại đây.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc tháng 5 tăng thêm 10 tỷ USD

Trong báo cáo mới đây của Maybank về nền kinh tế Trung Quốc, các số liệu cho thấy xuất khẩu hàng hóa của nước này tiếp tục duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 5, tăng 7,6% về giá trị so với tháng 4 (chỉ tăng 1,5%). Khối lượng xuất khẩu cũng tăng 8,4%, tăng mạnh nhất trong 8 tháng qua. Tuy nhiên giá cả hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc lại chỉ giảm 0,8%, ít hơn nhiều so với 6% của tháng 4 và 12,3% của tháng 3. Trong khi đó, tăng trưởng nhập khẩu lại chậm lại đáng kể, chỉ tăng 1,5% về giá trị và 2,6% về khối lượng. Do đó, thặng dư thương mại đã tăng lên 82,6 tỷ USD từ mức 72,4 tỷ USD trong tháng trước.

Trung Quốc: Ngừng mua vàng trong tháng 5, xuất khẩu tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng- Ảnh 1.

Xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng 7,6% trong tháng 5.

Các lô hàng mạch tích hợp (IC) tăng mạnh 18,6%, cùng với đó là các lô hàng ô tô tăng 29,7%. Trong bối cảnh chính sách thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, tăng trưởng của các lô hàng trong danh mục này đã tăng cao gấp đôi, đạt 8,1% so với tháng 4 là 3,1%. Do nhu cầu năng lượng tăng cao, xuất khẩu dầu tinh chế cũng tăng vọt tháng thứ ba liên tiếp, đạt 12,8%.

Về thị trường xuất khẩu, ASEAN là điểm sáng với mức tăng 22,5%, dẫn đầu là Malaysia tăng 30,2%, Việt Nam tăng 27,4% và Singapore tăng 24%. Điều này có thể phản ánh mối liên kết chuỗi cung ứng ngày càng tăng giữa các nhà sản xuất Trung Quốc và ASEAN. Tuy vậy, nhu cầu từ EU lại giảm 1%, trong khi xuất khẩu sang Mỹ chuyển sang tăng trưởng dương, đạt 3,6%.

Trung Quốc: Ngừng mua vàng trong tháng 5, xuất khẩu tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng- Ảnh 2.

ASEAN là điểm sáng xuất khẩu của Trung Quốc với mức tăng 22,5%.

Về nguồn nhập khẩu, lô hàng từ ASEAN có mức tăng trưởng đạt 6,1% tuy nhiên mức tăng trưởng trái chiều ở từng nước. Malaysia tăng 19,4%, Việt Nam tăng vượt trội 16,4%, trong khi nhập khẩu từ Singapore lại giảm 21,3% sau khi tăng mạnh trong hai tháng qua. Ngược lại, nhập khẩu từ các cường quốc công nghệ cao như Hàn Quốc và Đài Loan lại tăng lần lượt  18,8% và 17,5%.

Các chuyên gia kinh tế của Maybank cho rằng xuất khẩu hàng hóa sẽ là động lực chính giúp GDP của Trung Quốc tăng trưởng 4,8% trong năm 2024, đồng thời dự báo tăng trưởng xuất khẩu trung bình đạt 5% trong năm 2024 (trong khi năm 2023 giảm 4,7%).

Chiến dịch tự cường của Bắc Kinh sẽ làm giảm nhu cầu trong nước đối với các danh mục xuất khẩu của ASEAN. Đồng thời, rủi ro tăng trưởng xuất khẩu suy giảm có thể trở nên rõ ràng hơn trong nửa cuối năm 2024, khi các mối đe dọa hạn chế thương mại hiện thực hóa.

Mới đây, báo cáo của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho thấy, ngân hàng này đã không bổ sung dự trữ vàng vào tháng 5. Điều đó thực sự khiến những người đầu cơ giá vàng trên thị trường vàng hoảng sợ. Trước đó Trung Quốc đã mua vào trong 18 tháng, hỗ trợ mức tăng kỷ lục của vàng lên 2.450 USD/ounce vào tháng trước.

Sau thông tin nói trên, cùng dữ liệu việc làm của Mỹ, thị trường vàng thế giới đã bị bán tháo dữ dội. Giá vàng đã giảm 3,52% trong ngày thứ 5 - 8/6/2024, chính thức thủng mốc quan trọng 2.300 USD/ounce.

Nam Hải (Theo Maybank)
Cùng chuyên mục