Việt Nam sản xuất năng lượng mặt trời vượt Úc

26/01/2020 09:01 GMT+7
Năng lượng mặt trời ở Việt Nam hầu như không được coi là một trong những nguồn năng lượng chính vào năm 2017.
Việt Nam sản xuất năng lượng mặt trời vượt Úc - Ảnh 1.

Để tăng tốc quá trình thích ứng với công nghệ, chính phủ Việt Nam đề nghị trả cho các nhà cung cấp là các trang trại điện mặt trời với mức giá khá cao là 0,09 USD với mỗi KWh, với điều kiện họ cần bắt đầu vận hành trong vòng hai năm sau vơi mức năng suất kì vọng là 850mw. Nhưng đến cuối năm 2019, Việt Nam vượt mức, lên đến 5 GW – thậm chí hơn các Úc với nền kinh tế lớn hơn Việt Nam đến 6 lần.

Sự tăng mạnh này càng đáng ngạc nhiên hơn, theo từ Economist, nếu xét đến mức giá đề xuất của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Dù nhà nước muốn muốn trả 0,05-0,07 USD cho một KWh, EVN chỉ cam kết sẽ trả cho mức năng lượng cần thiết vào từng ngày. Các chuyên gia lo ngại các nhà đầu tư tiềm năng sẽ gặp phải sự cản trở lớn. Nhưng trên thực tế, họ đã nhanh chóng nắm thời cơ là cơn khát điện trong nước.

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng từ 5-7% trong một năm trong hai thập kỉ gần đây. Chính phủ Việt Nam có kế hoạch tăng gấp đôi sản xuất điện vào năm 2030, nhưng ước tính có thể sẽ bị thiếu hụt điện trong năm 2021, vì vậy những nguồn năng lượng mới cần được chú trọng phát triển càng sớm càng tốt.

Than đá là nền tảng cung cấp năng lượng ở Việt Nam. Theo kế hoạch hiện thời, tần suất sản xuất nhà máy điện từ than đá sẽ cần tăng gấp ba. Nhưng cơ sở vật chất gặp phải vấn đề tạm hoãn, sư phản đối của người dân địa phương và hứng thú giảm từ các nhà đầu tư. Xây dựng nhà máy điện sẽ cần đên cả thập kỉ, trong khi đó, các trang trại năng lượng mặt trời nhận được nhiều sự ủng hộ hơn hẳn và sẽ chỉ cần đến 2 năm xây dựng.

Tuy nhiên, năng lượng mặt trời cũng phải đối mặt với một số vấn đề. Hầu hết các trang trại mới đều được xây dựng ở Đông Nam Á, khiến hệ thống điện lưới địa phương trở nên quá tả và buộc EVN thậm chí phải từ chối mua năng lượng do các trang trại này sản xuất – đúng như những gì các chuyên gia quan ngại. Hơn nữa, giá bán điện lưới khá đắt, dù chính phủ đang dần thích ứng bằng cách cải thiện hệ thống lưới điện và vào tháng 11/2019 thông báo sẽ không áp dụng chính sách giá điện lưới, nhưng sẽ bán đấu giá quyền bán lại năng lượng mặt trời cho điện lưới, công ty thắng cuộc sẽ là đơn vị cung cấp mức giá thấp nhất.

Các chuyên gia môi trường hi vọng rằng sự thành công của năng lượng mặt trời sẽ thuyết phục chính phủ Việt Nam giảm quy mô các nhà máy điện than đốt. Cuối năm nay là kì hạn thông báo những mục tiêu mới về năng suất vào năm 2030. Năng lượng gió và mặt trời gần như đã hoàn thành mục tiêu khi cung cấp 10% năng lượng, thậm chí 10 năm trước kì hạn. Điều này khẳng định năng lượng sạch hoàn toàn có thể chiếm thị phần từ 43% điện than đốt ở thời điểm hiện tại. Các nhà phân tích dự đoán, giá điện từ năng lượng sạch có thể sẽ trở nên hợp lý hơn.

Wood Mackenzie, một chuyên gia nhận định năng lượng từ các trang trại năng lượng mặt trời lớn ở Đông Nam Á sẽ trở nên thấp ngang với giá điện từ than đốt trong chỉ khoảng 5 năm. 

Gần đây, Malaysia đấu giá để xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời với công năng 500mw. Campuchia dự tính xây dựng nhà máy với công năng 60mw và thông báo sẽ cung cấp năng lượng với mức giá thấp hơn 0,04 USD KWh, mức thấp kỉ lục trong khu vực. Dù các nhà máy điện than đốt ở Đông Nam Á vẫn chiếm thị phần lớn lên đến 100 GW, Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận thấy sự chuyển giao nhanh trong vòng 5 năm trở lại đây. Các kế hoạch xây dựng nhà máy điện than đốt bị lùi lại, trong khi công năng điện từ năng lượng mặt trời tăng nhanh chóng.

Trường hợp của Việt Nam cho thấy các kế hoạch xây dựng nhà máy điện than đốt có thể không thật sự cần thiết, cùng với vấn đề môi trường đang được chú ý. Vì vậy, sự phát triển vượt ngoài kì vọng của năng lượng sạch ở Việt Nam là gợi ý cho tương lai của năng lượng sạch trong khu vực nói chung.

Vân Anh
Cùng chuyên mục