Xuất nhập khẩu tháng 7 của Trung Quốc giảm kỷ lục, đe dọa phục hồi
Trung Quốc báo cáo xuất và nhập khẩu tháng 7 sụt giảm hai con số, không đạt kỳ vọng
Báo cáo mới đây của Trung Quốc cho thấy, xuất khẩu của nước này trong tháng 7 đã giảm tới 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu giảm 12,4% tính theo đồng đô la Mỹ. Đây là con số tồi tệ hơn rất nhiều so với những gì mà các nhà phân tích dự đoán trước đây.
Đây là tốc độ giảm xuất khẩu nhanh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020 và nhập khẩu sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 1 năm nay, khi dịch Covid-19 khiến các cửa hàng và nhà máy phải đóng cửa.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ trong tháng 7 giảm sâu 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu giảm 20,6%. Trong khi đó, xuất khẩu sang Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cũng giảm 21,4%.
Ở chiều nhập khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga ghi nhận giảm 8,1% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của Mỹ và các nền kinh tế lớn khác được cho là nguyên nhân đã kéo giảm xuất khẩu của Trung Quốc trong năm nay. Trong khi đó, nhu cầu nội địa của Trung Quốc vẫn yếu kém. Sự suy giảm thương mại trong tháng 7 đã làm gia tăng thêm sự yếu kém về xuất nhập khẩu của Trung Quốc thời gian gần đây. Tính đến thời điểm hiện tại, xuất khẩu của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm đã giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu giảm tới 7,6%.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong thàng 7 ghi nhận giảm 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu chip tích hợp giảm gần 17%.
Một số ít các hạng mục xuất khẩu giá trị cao đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể trong 7 tháng đầu năm là ô tô, dầu tinh chế và túi xách, vali và các vật chứa tương tự. Đối với nhập khẩu, giấy, sản phẩm than và dầu thực vật ăn được là những hạng mục có sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà chức trách phải tung ra các biện pháp kích thích mới để tăng trưởng ổn định
Xuất khẩu từng là điểm sáng hiếm hoi trong những năm xảy ra đại dịch, mang lại sự hỗ trợ rất quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc khi nước này phải vật lộn với các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt do Covid-19 và thị trường nhà đất lao dốc, chiếm 17% GDP của Trung Quốc vào năm ngoái.
Nhưng kể từ tháng 10 năm ngoái, những lô hàng đó đã bị thu hẹp do lạm phát gia tăng và lãi suất tăng làm giảm nhu cầu toàn cầu. Xuất khẩu suy yếu giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã mất đà gần đây sau một khởi đầu thuận lợi trong năm. Các dấu hiệu giảm phát đang trở nên phổ biến hơn, làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài.
Xuất khẩu vẫn là một phần quan trọng trong hoạt động kinh tế tổng thể của Trung Quốc, mặc dù tỷ lệ này đã giảm trong những năm gần đây.
Bắc Kinh đang tìm cách thúc đẩy tiêu dùng trong nước mà không cần nới lỏng chính sách tiền tệ quá nhiều vì sợ nó sẽ gây ra dòng vốn lớn chảy ra nước ngoài.
Nhà lập kế hoạch nhà nước tuần trước cho biết sẽ có kích thích, nhưng các nhà đầu tư cho đến nay vẫn chưa thấy hứng thú với các đề xuất mở rộng tiêu dùng trong lĩnh vực ô tô, bất động sản và dịch vụ.