Cho vay tiêu dùng: Cần có cách nhìn khách quan với các công ty tài chính

27/02/2020 08:31 GMT+7
Không phải tới thời điểm hiện tại khi Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ra đời yêu cầu các công ty tài chính tăng cường trách nhiệm hơn trong cho vay mà bản thân các công ty tài chính (CTTC) sau khi có Thông tư 43/2016 đã tự có ý thức hơn trách nhiệm trong hoạt động cho vay.

Hiện thực hóa quy định của Thông tư 18/2019/TT-NHNN

Anh Nông Minh Toàn (Hà Nội) tâm sự, anh và bạn đầu tư chung mở 1 quán café nhỏ ở gần cơ quan nhưng thiếu vốn. Nghe người nhà khuyên nên tìm đến CTTC tìm hiểu thay vì đi vay chợ đen lãi suất cao mà còn nguy hiểm.

Sau khi nêu nhu cầu với nhân viên tư vấn của CTTC, anh Toàn được hướng dẫn thực hiện hồ sơ vay tiêu dùng với hạn mức 100 triệu trong 12 tháng, lãi suất hơn 40%/năm. Tính ra mỗi tháng anh chỉ phải trả khoảng 3,3 triệu đồng tiền lãi, cộng với tiền gốc thì số tiền phải trả tổng cộng là hơn 11 triệu đồng, phù hợp với thu nhập hiện tại của anh.

"Tôi không ngờ thủ tục cho vay rất nhanh chóng và tiện lợi, có những tháng tôi nhiều việc quá mà quên chuyển khoản sẽ có tin nhắn nhắc báo, nhân viên của công ty tài chính này cũng thường xuyên hỏi thăm tình hình và đề nghị hỗ trợ nếu như tôi có khó khăn gì", Anh Toàn cho biết.

Còn với chị Phạm Huyền Trang (TP.HCM) là 1 nhân viên văn phòng với mức thu nhập l5 triệu/tháng, chị Trang muốn mua 1 chiếc xe máy SH mode tầm 60 triệu để tiện đi làm.

"Quy trình thẩm định của công ty tài chính chăt chẽ nhưng cũng khá nhanh chóng. Sau khi xác định được thu nhập của tôi như thế nào, nhân viên tư vấn cho tôi rất rõ ràng nên vay ở mức nào với lãi suất ra sao để đảm bảo tôi đủ khả năng trả lãi và gốc hàng tháng. Điều đó giúp tôi có được một kế hoạch tài chính lành mạnh để quản lý nguồn tiền của mình sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế". Chị Trang hồ hởi cho biết.

Có thể nói chưa bao giờ việc vay tiêu dùng tại các công ty tài chính lại dễ dàng đến thế. Thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và chú trọng sự văn minh trong kinh doanh, nhiều CTTC đã thực hiện song song các biện pháp nâng cao sự tuân thủ của cán bộ nhân viên và các cộng tác viên bán hàng.

Cho vay tiêu dùng: Cần có cách nhìn khách quan với các công ty tài chính  - Ảnh 2.

Đặc biệt các CTTC cũng luôn nỗ lực thực hiện đúng quy định của Thông tư 18/2019/TT-NHNN như tăng cường hoạt động thẩm định, xét duyệt vay, với các khoản nợ nhỏ lẻ nhưng vẫn vận hành cả 1 hệ thống để quản lý, đôn đốc và thu nợ theo đúng quy định của pháp luật nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng, làm lành mạnh và minh bạch hóa thị trường cho vay tiêu dùng.

Đơn cử như SHB Finane đã ban hành các Quy định nội bộ, Bộ Quy tắc ứng xử cho đội ngũ kinh doanh, đội ngũ thu hồi nợ; Ban hành các chế tài xử phạt nghiêm minh áp dụng cho cá nhân vi phạm và cán bộ quản lý liên đới.

Với HD Saison luôn luôn coi đạo đức kinh doanh, trách nhiệm với khách hàng, với cộng đồng là "kim chỉ nam" để phát triển.

Hay như "cú hích" số hóa của FE Credit với ứng dụng di động $NAP để người tiêu dùng dễ tiếp cận hơn với ngành tài chính tiêu dùng tạo đà cho ngành tài chính tiêu dùng phát triển với tốc độ nhanh và cung cấp dịch vụ tốt hơn, cung cấp nhiều sản phẩm cải tiến hơn cho khách hàng.

Điều quan trọng không kém, với ứng dụng công nghệ này mọi thông tin như lãi suất, chi phí khoản vay, báo dư nợ… đều nằm trong tầm kiểm soát của khách hàng.

Cũng vì thế, việc cho vay cũng minh bạch hơn, giảm tải việc nhắc nợ phiền hà cho phía công ty tài chính và khách hàng.

Nhìn nhận khách quan hơn với các CTTC

Giới phân tích cho rằng, bản thân các công ty tài chính đã hoạt động lành mạnh hơn và có ý thức hơn trong việc cho vay cũng như văn minh hơn trong việc đòi nợ, hướng tới hiện thực hóa các quy định của Thông tư 18/2019/TT-NHNN. Đó là những nỗ lực cần phải ghi nhận.

Theo chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực, cần phải nhìn nhận khách quan và xem xét từng trường hợp cụ thể. Không phải chỉ vì 1 trường hợp thiếu văn minh nào đó lại có thể khái quát hóa và có "ác cảm" với toàn bộ hoạt động của các công ty tài chính, như thế là cách đánh giá sai lệch.

"Người đi vay tiền có hàng trăm kiểu giống như trong 1 gia đình 4, 5 anh em mỗi người một kiểu. Đó cũng là lý do khi cho vay các công ty tài chính họ cũng phải thẩm định đánh giá từng trường hợp. Khách hàng cũng có trường hợp khai sai thông tin, sử dụng vốn không đúng mục đích…", ông Lực thông dẫn chứng.

Những lập luận của vị chuyên gia này đưa ra hoàn toàn trùng khớp với những diễn biến trên thị trường TCTD trong thời gian vừa qua. Trên thực tế, không chỉ đối với ngành TCTD, có nhiều trường hợp người vay dù có khả năng chi trả, không bỏ trốn nhưng vẫn tìm đủ mọi cách để trốn nợ…

Cũng có nhiều khách hàng cố tình khai sai thông tin, mục đích sử dụng khoản vay không minh bạch, dẫn đến mất khả năng chi trả…Từ đó dẫn đến các hành vi tiêu cực, thậm chí nhiều khách hàng hành hung nhân viên thu hồi nợ của CTTC.

Từ thực tế này, ông Lực khuyến nghị, bản thân người đi vay tiền phải có ý thức trả nợ và phải có hiện chí hợp tác với bên cho vay. Nếu không thiện chí hợp tác vừa là vi phạm hợp đồng, vừa là vi phạm đạo đức xã hội. Vi phạm đạo đức xã hội thì sẽ không ai có thể can thiệp được.

Riêng đối với sự phát triển của thị trường TCTD nói chung và các CTTC chính thống nói riêng, dù vẫn còn những cách nhìn thiếu tích cực nhưng vẫn cần phải thúc đẩy phát triển thị trường TCTD. Phát triển lành mạnh và đúng luật. Bởi xét cho cùng, cho vay tiêu dùng của các CTTC hiện đang có đóng góp không nhỏ tới sự phát triển của kinh tế, xã hội.

Cho vay tiêu dùng: Cần có cách nhìn khách quan với các công ty tài chính  - Ảnh 4.

Phát triển tín dụng tiêu dùng đẩy lùi tín dụng đen

Đặc biệt, trong bối cảnh tín dụng đen đang bủa vay người dân từ thành thị đến nông thôn như hiện nay thì rõ ràng việc phát triển tín dụng tiêu dùng sẽ thực sự là giải pháp hữu hiệu đẩy lùi tín dụng đen mang lại sự ổn định về đời sống, xã hội cho người dân.

Tuy nhiên, bất kỳ sản phẩm tài chính nào nếu có thể thay thế tín dụng đen thì chắc chắn cũng hàm chứa rủi ro lớn hơn đáng kể các sản phẩm tài chính thông thường, bởi bản chất tín dụng đen là phục vụ khách hàng vay dưới chuẩn.

Như vậy, xã hội nên có cái nhìn khách quan hơn với các CTTC để thị trường phát triển bền vững, thực sự là giải pháp đẩy lùi tín dụng đen. Và điều đó muốn làm được thì cũng cần phải được "bật đèn xanh" từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý. 

Huyền Anh
Cùng chuyên mục