Chuyên gia cảnh báo rủi ro biến động mạnh trên loạt thị trường từ căng thẳng Nga-Ukraine

26/01/2022 12:48 GMT+7
Giới chuyên gia lo ngại giá dầu và kim loại có thể kéo dài đà tăng trong năm nay do xung đột ngày càng gia tăng giữa Nga và Ukraine đồng thời kéo theo sự gia tăng hành động trả đũa của Mỹ và các đồng minh châu Âu.

Lo ngại Nga sẽ xâm lược Ukraine đã và đang gia tăng trong nhiều tuần, gây ra sự bất ổn định của vào thị trường chứng khoán. Vài tuần trước, Nga đã tập trung hàng nghìn binh lính và pháo binh ở biên giới Ukraine. Để đáp trả, Lầu Năm Góc đã đặt 8.500 binh sĩ trong tình trạng báo động để triển khai tới châu Âu, đe dọa Mỹ sẽ có hành động nghiêm khắc nếu Nga tấn công. 

Giám đốc đầu tư của tập đoàn tư vấn tài chính UBS Global Wealth Management, ông Mark Haefele, đánh giá rằng sự bất ổn của những căng thẳng hiện tại giữa Nga và Ukraine là nguyên nhân gây ra áp lực lên thị trường chứng khoán, dẫn đến đà giảm những tuần gần đây.

Dù cuộc xâm lược Crimea của Nga vào năm 2014 đã chỉ ảnh hưởng hạn chế đến các thị trường toàn cầu, nhưng hiện nay, tình hình sẽ thay đổi khi các mặt hàng chủ chốt đang phải đối mặt với nguy cơ xung đột lớn nổ ra gồm: dầu khí, kim loại và ngũ cốc.

Dầu khí

Nga là nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu. Giá dầu thô Brent và dầu thô WTI gần đây đã tăng lên mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 10 năm 2014 do lo ngại về chiến tranh gia tăng. Theo đó, giá dầu Brent đang ở mức 87,84 USD/thùng, tăng 12,62% trong tháng. Dầu thô WTI tăng 13,50% trong tháng đạt mức lên 85,08 USD/thùng.

Rủi ro biến động thị trường từ căng thẳng Nga-Ukraine  - Ảnh 1.

Biến động thị trường dầu thô ngày 26/01. Ảnh: Trading economics

Giới chuyên gia cho biết sự gián đoạn nguồn cung dầu cũng như khí đốt vào thời điểm cân bằng cung cầu trên thị trường vốn đã thắt chặt có thể gây ra giá tăng mạnh trong ngắn hạn và làm gián đoạn hoạt động kinh tế toàn cầu.

Thậm chí, các nhà kinh tế tại JPMorgan cho biết giá dầu Brent có thể tăng lên 150 USD/thùng trong quý đầu tiên nếu căng thẳng giữa Nga và Ukraine bùng phát dẫn đến một cú sốc về nguồn cung.

Đồng thời, các quốc gia phương Tây đã đe dọa trừng phạt Nga - nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới – nếu nước này xâm lược Ukraine. Ông Thomas Hempell, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường và vĩ mô tại Generali Investments, cho biết đường ống dẫn khí Nord Stream 2 có thể sẽ bị tạm dừng dẫn đến cắt giảm khí đốt sang châu Âu.  

Kim loại

"Các kim loại nhóm bạch kim, đặc biệt là palladium, đã sẵn sàng tăng giá từ những căng thẳng địa chính trị" - các chuyên gia nhận định. 

James Steel, nhà phân tích kim loại quý trưởng tại HSBC, cho biết Nga là nhà xuất khẩu palađi lớn nhất thế giới và nhà xuất khẩu bạch kim lớn thứ hai, và thậm chí khả năng gián đoạn thương mại thôi cũng khiến một giá kim loại tăng.

Giá palladium đã tăng khoảng 15% trong năm nay đạt mức 2185 USD/ounce và bạch kim đã tăng gần 6% đạt 1024 USD/ troy ounce. Những căng thẳng đang diễn ra cũng đã làm nhu cầu trú ẩn đối với vàng tăng lên, hiện đang ở mức 1846 USD/ troy ounce.

Rủi ro biến động thị trường từ căng thẳng Nga-Ukraine  - Ảnh 2.

Nga xuất khẩu Palladium. Nguồn: Wsj.com

Ngũ cốc

Theo dữ liệu của Hội đồng ngũ cốc quốc tế, Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, và Ukraine được dự đoán sẽ đứng thứ 4 về lúa mì và thứ 3 về xuất khẩu ngô.

Hai nước, cùng với Kazakhstan và Romania, cũng vận chuyển ngũ cốc từ các cảng ở Biển Đen. Chính vì vậy, đây rất có thể là điểm nóng chính khi xung đột giữa các nước xảy ra.

Hiện tại, lúa mỳ đã hạ nhiệt nhẹ còn 806 USD/bushel (1 bushel bằng khoảng 28 kilogram) sau khi tăng vọt 7% từ 760 USD/bushel lên 818 USD/bushel tính từ đầu tháng đến ngày hôm qua. Tuy nhiên, trước những biến động thị trường, giới chuyên gia dự đoán trong tình hình căng thẳng nhất, giá lúa mỳ có thể chạm mức giá 900 USD/bushel trong năm nay.

Lan Hương
Cùng chuyên mục