Cổ phiếu Ericsson và Nokia tăng nhanh khi Mỹ gợi ý mua lại cổ phần

09/02/2020 13:31 GMT+7
Cổ phiếu hai doanh nghiệp này tăng vào nhanh chóng vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi Mỹ tỏ ý muốn mua cổ phần của một trong hai nhà sản xuất viễn thông hàng đầu trong nỗ lực đối phó với gã khổng lồ Huawei.
Cổ phiếu Ericsson và Nokia tăng nhanh khi Mỹ gợi ý mua lại cổ phần - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ tư pháp Mỹ William Barr thông báo tại Washington rằng Mỹ và các nước đồng minh nên cân nhắc việc nắm quyền kiểm soát tài chính hai công ty Bắc Âu này như cách ngăn chặn sự bành trướng của Huawei ở thị trường công nghệ 5G.

Lời gợi ý này nhanh chóng tác động đến các nhà đầu tư. Dù đại diện hai công ty này chưa có bất kì phản hồi nào, người phát ngôn chính phủ hai nước Phần Lan và Thụy Điển, nơi có trụ sở hai công ty này cũng chưa có phát ngôn chính thức nào.

Cevian Capital, một trong những cổ đông lớn nhất của Ericsson với 8,4% cố phần, nói rằng đây là điều dễ hiểu nếu Mỹ muốn nắm quyền kiểm soát và quản lý công nghệ 5G. Tuy nhiên, phi vụ này sẽ đòi hỏi khoản tiền đầu tư lớn.

Giá cổ phiếu của Ericsson và Nokia đã giảm vào năm 2019 trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giành quyền kiểm soát thị trường mới nổi của trang thiết bị 5G với Huawei. Tuy nhiên, vào Thứ Sáu, cổ phiếu của Ericsson tăng 5,7% và Nokia tăng 7%.

Phía Cevian cho rằng Mỹ đầu tư vào Ericsson có thể dễ dàng hơn so với Nokia bởi không gặp rào cản về quyền quản lý của chính phủ Thụy Điển. Phần Lan hiện nắm 3,8% cổ phần của Nokia thông qua công ty nắm giữ Solidium. Lời gợi ý của Bộ trưởng Bộ tư pháp Mỹ William Barr thể hiện một trong những đề xuất quan trọng nhất của chính quyền Trump trong việc ngăn chặn sự bành trướng của Huawei.

Phía Mỹ đã gây sức ép tới chính phủ nhiều nước nhằm cấm các quốc gia khác sử dụng trang thiết bị viễn thông Huawei, cáo buộc Huawei có thể dùng quyền hợp pháp để cung cấp cho Bắc Kinh thông tin mật. Huawei trước đó đã bác bỏ cáo buộc này.

Bộ trưởng Bộ tư pháp Mỹ William Barr cũng đồng thời cảnh báo việc cho phép Trung Quốc chi phối mạng lưới 5G có thể trở nên nguy hiểm không chỉ với an ninh mà còn nền kinh tế Mỹ. Công nghệ viễn thông này hứa hẹn có thể nhanh chóng kết nối điện thoại di động và điều khiển xe tự động cũng như nhà máy điều khiển mạng internet.

Các nhà phân tích cho rằng chính phủ Mỹ có khả năng cổ vũ các công ty Mỹ mua cổ phần từ hai công ty viễn thông Bắc Âu thay vì tự mình đầu tư. Ngoài ra, chính sách giảm thuế và hỗ trợ nghiên cứu phát triển cũng có thể là giải pháp đối với Mỹ và hai công ty này nếu muốn đấu lại với Huawei.

Vân Anh
Cùng chuyên mục