Đà tăng giá cà phê yếu dần, cà phê nội vẫn nhích nhẹ

09/03/2023 12:36 GMT+7
Giá cà phê hôm nay (9/3) tiếp tục tăng 100 đồng/kg tại các địa phương trong cả nước. Trong khi đó, trên sàn giao dịch, giá cà phê Arabia quay đầu giảm, cà phê Robusta chỉ còn tăng yếu ớt...

Giá cà phê hôm nay 9/3: Giá cà phê trong nước tăng nhẹ 

Giá cà phê thế giới vẫn biến động theo cách "thận trọng" trước những thông tin lo ngại rủi tăng cao trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục bày tỏ quan điểm sẽ mạnh tay với lãi suất điều hành để đẩy lùi lạm phát khi các báo cáo chỉ số kinh tế Mỹ tăng trưởng chưa thực sự lạc quan như kỳ vọng.

Theo như phân tích kỹ thuật, giá cà phê Robusta đang cho tín hiệu giá còn đi ngang dù thị trường đang tiến sát về vùng quá mua, ở mức khá cao 61,92% .

Giá cà phê Robusta tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ do áp lực từ đồng USD tăng mạnh. Trong khi tồn kho đạt chuẩn của sàn ICE London ghi nhận đã tăng thêm 3.160 tấn lên mức 73.740 tấn mức cao nhất trong hơn 2 tháng, tính đến ngày 6/3. Điều này đã gây áp lực giảm cho giá cà phê Robusta.

Với cà phê Arabica, các chỉ số kỹ thuật đang cho tín hiệu trung tính, cho thấy xu hướng tăng vẫn chưa xác định rõ nét. Tuy nhiên, thông tin nguồn cung giảm đang kiềm chế đà giảm. Tồn kho đạt chuẩn sàn ICE New York tiếp tục ghi nhận giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng xuống còn 763.700 bao, tính đến 7/3. Bên cạnh đó, theo Liên đoàn Cà phê Quốc gia (FNC) cho biết Colombia báo cáo xuất khẩu cà phê tháng 2 giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ghi nhận tại phiên giao dịch sáng ngày 9/3, giá cà phê trên thị trường thế giới tiếp tục biến động không đồng nhất. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 5/2023 được ghi nhận tại mức 2.159 USD/tấn sau khi tăng 0,33% (tương đương 7 USD).

Cùng thời điểm khảo sát, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2023 tại New York đạt mức 177,35 US cent/pound, giảm 2,85% (tương đương 5,2 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 11h24 (giờ Việt Nam).

Đà tăng giá cà phê yếu dần, cà phê nội vẫn nhích nhẹ - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 09/03/2023 lúc 11:24:01 (delay 10 phút)

Đà tăng giá cà phê yếu dần, cà phê nội vẫn nhích nhẹ - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 09/03/2023 lúc 11:24:01 (delay 10 phút)

Đà tăng giá cà phê yếu dần, cà phê nội vẫn nhích nhẹ - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên điều chỉnh tăng 100 đồng, lên dao động trong khung 47.600 - 48.000 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên điều chỉnh tăng 100 đồng, lên dao động trong khung 47.600 - 48.000 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 47.600 đồng/kg. Kế đến là Gia Lai và Đắk Nông với cùng mức 47.900 đồng/kg. Cùng lúc, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk tăng lên mức 48.000 đồng/kg - mức giá cao nhất ở thời điểm hiện tại.

Tháng 2/2023, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa tăng mạnh. Ngày 28/02/2023, giá cà phê Robusta tăng từ 4.300 – 4.500 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với ngày 28/01/2023. Tại tỉnh Gia Lai và Đắk Nông, giá cà phê Robusta cùng tăng 4.300 đồng/kg, lên mức 47.100 đồng/kg; tại tỉnh Đắk Lắk, giá cà phê Robusta tăng 4.400 đồng/kg, lên mức 47.200 đồng/kg; tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê tăng 4.500 đồng/kg, lên mức 46.700 đồng/kg.

Theo ước tính, xuất khầu cà phê của Việt Nam trong tháng 2/2023 đạt 180 nghìn tấn, trị giá 393 triệu USD, tăng 26,3% về lượng và tăng 26,5% về trị giá so với tháng 1/2023, so với tháng 2/2022 tăng 28,7% về lượng và tăng 22% về trị giá. Tuy nhiên, tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 323 nghìn tấn, trị giá 703 triệu USD, giảm 13,1% về lượng và giảm 14,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Tháng 2/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.182 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng 1/2023, nhưng giảm 3,9% so với tháng 2/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.180 USD/tấn, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Cơ cấu chủng loại: Tháng 1/2023, xuất khẩu cà phê Robusta, cà phê chế biến giảm so với tháng 12/2022 và giảm so với tháng 1/2022; ngược lại, xuất khẩu cà phê Arabica tăng trưởng khả quan.

Thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 1/2023 đạt 128,56 nghìn tấn, trị giá 239,5 triệu USD, giảm 27,4% về lượng và giảm 28,3% về trị giá so với tháng 12/2022, so với tháng 1/2022 giảm 39,7% về lượng và giảm 43,8% về trị giá. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê Robusta sang một số thị trường trong tháng 1/2023 tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2022, gồm: Ý, Epuador; Ấn Độ; Indonesia…

Tháng 1/2023, xuất khẩu cà phê Arabica đạt 7,21 nghìn tấn, trị giá trên 27 triệu USD, tăng 11,1% về lượng và tăng 9,5% về trị giá so với tháng 12/2022, so với tháng 1/2022 tăng 16,1% về lượng và tăng 4,3% về trị giá. Trong đó, xuất khẩu cà phê Arabica sang các thị trường tăng gồm: Bỉ, Đức, Ý, Ai Len, Tây Ban Nha… Ngược lại, xuất khẩu cà phê Arabica sang thị trường Hà Lan, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Indonesia… giảm.

Đà tăng giá cà phê yếu dần, cà phê nội vẫn nhích nhẹ - Ảnh 4.

Tháng 2/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.182 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng 1/2023, nhưng giảm 3,9% so với tháng 2/2022.

Trong năm 2022, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta tăng gần 14% so với năm 2021, trong khi sản lượng chỉ tăng 9% từ 1,74 triệu tấn lên 1,89 triệu tấn (theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ). Thậm chí, sản lượng cà phê thu hoạch vào cuối năm 2022 bị dự báo giảm từ 10% đến 15% do mưa lớn ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch. Như vậy, tổng nguồn cung xuất khẩu trong năm nay có thể sẽ thấp hơn so với năm ngoái, và điều này sẽ khiến ngành xuất khẩu cà phê khó duy trì được mức tăng trưởng như năm 2022.

Những khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong năm 2023 của Việt Nam không chỉ dừng lại ở thách thức về nguồn cung mà đó còn là vấn đề về chất lượng cũng như nguồn gốc cà phê. Vào cuối năm 2022, Liên minh Châu Âu (EU) ra sắc lệnh nghiêm cấm nhập khẩu cà phê có liên quan đến nạn chặt phá rừng đã gây ra những lo ngại về lượng cà phê Việt Nam có thể xuất sang thị trường này và đặt ra bài toán về việc phát triển cà phê một cách bền vững hơn.

Việt Nam là nước sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và cũng là quốc gia có văn hóa cà phê nở rộ. Đây được cho là yếu tố thúc đẩy thị trường cà phê phát triển mạnh mẽ khi đạt quy mô 10.845 tỷ đồng vào năm 2022 (khoảng 452 triệu USD) và sẽ tăng lên 15.837 tỷ đồng vào năm 2027. Đây cũng là điều dễ hiểu khi thị trường cà phê nội địa thu hút các thương hiệu kinh doanh trong nước lẫn quốc tế gia nhập thị trường, tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Trong đó có nhiều thương hiệu đã tạo nên tên tuổi và chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng như Trung Nguyên, Starbucks, VinaCafe…

Theo các doanh nghiệp, thị trường cà phê sẽ ngày càng cạnh tranh hơn và chỉ những thương hiệu có đầu tư bài bản, có sự khác biệt trong sản phẩm mới cũng như am hiểu gu uống cà phê của người Việt thì mới chinh phục được khách hàng.



Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục