Tốc độ tăng giá cà phê được dự báo sẽ chậm lại

05/03/2023 14:51 GMT+7
Giá cà phê hôm nay (5/3) dao động trong khoảng 47.600 - 48.000 đồng/kg. Trong 6 ngày qua, thị trường cà phê có xu hướng đi lên. Vào cuối tuần, các địa phương ghi nhận mức tăng 600 - 700 đồng/kg so với đầu tuần.

Giá cà phê hôm nay 5/3: Tăng 600 đồng/kg đến 700 đồng/kg trong tuần qua 

Giá cà phê thế giới trở lại xu hướng tiêu cực sau những thông tin khiến lo ngại rủi ro tiếp tục tăng cao trước suy đoán Fed sẽ duy trì mức lãi suất cao kéo dài. Trong khi đó, USDX tiếp tục gia tăng do lợi suất trái phiếu kho bạc giảm mạnh đã kích thích dòng vốn đầu cơ kéo về các sàn hàng hàng hóa phái sinh, đã hỗ trợ giá vàng và dầu thô bật tăng trở lại nên bỏ qua giá cà phê như là sự tất yếu.

Báo cáo Thương mại tháng 1/2023 của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) đánh giá tất cả các chỉ số giá trung bình vẫn ổn định, chỉ giảm nhẹ so với tháng cuối cùng của năm 2022.

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung cà phê toàn cầu đã có phần giảm bớt khi báo cáo xuất khẩu cà phê khu vực Trung Mỹ đã có sự hồi phục đáng kể, đã hỗ trợ mức tồn kho gia tăng trên cả hai sàn cà phê kỳ hạn, nhất là tồn kho ICE – London tăng liên tiếp. 

Chốt phiên giao dịch tuần này (4/3), giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London giảm, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2023 giảm 18 USD (0,83%), giao dịch tại 2.162 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 16 USD (0,74%), giao dịch tại 2.150 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US New York tiếp tục giảm. Kỳ hạn giao tháng 5/2023 giảm 4,35 Cent/lb (2,39%), giao dịch tại 177,85 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 4,2 Cent/lb (2,32%), giao dịch tại 177,2 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Tốc độ tăng giá cà phê được dự báo sẽ chậm lại - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 05/03/2023 lúc 12:36:01 (delay 10 phút)

Tốc độ tăng giá cà phê được dự báo sẽ chậm lại - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 05/03/2023 lúc 12:36:01 (delay 10 phút)

Tốc độ tăng giá cà phê được dự báo sẽ chậm lại - Ảnh 3.

Giá cà phê tuần qua nhìn chung tiếp tục tăng. So với đầu tuần, các tỉnh thành đã ghi nhận mức tăng tổng cộng 600 - 700 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước tuần qua nhìn chung tiếp tục tăng. So với đầu tuần, các tỉnh thành đã ghi nhận mức tăng tổng cộng 600 - 700 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh giá lên mức 47.600 đồng/kg, tăng 700 đồng/kg. Đây cũng là mức giá thấp nhất ở thời điểm hiện tại. Ba tỉnh Gia Lai, Đắk Nông và Kon Tum cùng thu mua cà phê với mức 47.900 đồng/kg sau khi tăng 600 đồng/kg. Tương tự, giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 600 đồng/kg trong tuần qua, hiện ở mức 48.000 đồng/kg.

Giá cà phê nội địa tăng mạnh trong những tháng đầu năm bất chấp hoạt động xuất khẩu giảm sút. Theo một số doanh nghiệp, nguyên nhân của đà tăng này do ảnh hưởng bởi giá cà phê thế giới cũng tăng mạnh khi giới đầu cơ tăng cường gom hàng.

Trong hai tháng đầu năm giá cà phê trong nước tăng mạnh khoảng 20% (tương đương khoảng 8.000 đồng/kg). Tính đến cuối tháng 2, giá cà phê dao động trong khoảng 46.700 - 47.100 đồng/kg.

Ở chiều tiêu thụ, theo số liệu ước tinh của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê trong tháng 2 đạt 180 nghìn tấn, trị giá 393 triệu USD, tăng 26% về lượng và tăng 27% về trị giá so với tháng 1. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái con số này tăng 29% về lượng và tăng 22% về trị giá.

Tuy nhiên cả tháng 1 năm nay và tháng 2 năm ngoái đều là thời điểm Tết Nguyên đán, lượng tiêu thụ giảm sút nên con số xuất khẩu cà phê trên đều được so sánh với nền thấp, tạo ra sự tăng trưởng. Trên thực tế, nếu tính chung luỹ kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê đạt 323 nghìn tấn, trị giá 703 triệu USD, giảm 13% về lượng và giảm 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Tháng 2, giá cà phê xuất khẩu ước đạt mức 2.182 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng 1, nhưng giảm 4% so với tháng 2/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.180 USD/tấn, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Như vậy, giá cà phê nội địa tăng mạnh trong những tháng đầu năm bất chấp việc tiêu thụ giảm sút.

Tại hội thảo "Tăng giá trị cho cà phê Việt, cách nào?" nằm trong khuôn khổ chương trình “Tôn vinh cà phê Việt” lần 1 do Báo Người Lao Động vừa tổ chức, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết tổng diện tích trồng cà phê cả nước khoảng 710.000 ha, thu hoạch chỉ khoảng 650.000 ha và chế biến sâu với tỷ lệ rất thấp.

Do đó ngành cà phê có giá trị bền vững rất thấp, chỉ chiếm khoảng 23%. Nhiều quốc gia khác, ngành cà phê được bảo hộ, còn cà phê Robusta của Việt Nam chưa có được bảo hộ ở bất kỳ quốc gia khác. Nếu bảo hộ, cà phê Việt Nam sẽ tăng giá trị.

Đồng quan điểm, các chuyên gia và nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng cần thành lập Sở giao dịch cà phê để thay đổi tạo lập giá trị cà phê Việt Nam.

Theo các chuyên gia, Việt Nam là nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, khoảng cách giữa cái nhất của mình và quốc gia đứng thứ hai là rất xa. Thông thường lẽ ra, Việt Nam phải là bên quyết định giá cà phê Robusta vì chúng ta chiếm tới 60% thị phần thế giới. Giá bán cà phê ở thị trường cà phê rang xay ở Bắc Mỹ vẫn cao hơn nhiều so với Việt Nam.

Do đó, cần thiết phải thành lập Sở giao dịch cà phê Robusta tại TP.HCM, xây dựng sở giao dịch cà phê, kho ngoại quan tại Đông Nam bộ.

Tốc độ tăng giá cà phê được dự báo sẽ chậm lại - Ảnh 4.

Các chuyên gia và nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng cần thành lập Sở giao dịch cà phê để thay đổi tạo lập giá trị cà phê Việt Nam.

Được biết, năm 2022 là một rất thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, nước ta đã xuất khẩu được 1,78 triệu tấn cà phê trong năm vừa qua với tổng kim ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD, là mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây. Thành công này đến từ việc đẩy mạnh xuất khẩu, khi giá cà phê trên thị trường đạt mức cao nhất kể từ năm 2011, kết hợp với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 7 lần liên tiếp khiến tỷ giá USD/VND tăng mạnh đột biến.

Tuy nhiên, cũng chính việc xuất khẩu ồ ạt đã khiến nguồn cung trong nước giảm xuống mức rất thấp kể từ cuối năm 2022 đến nay. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đánh giá: Trong giai đoạn quý II và quý III năm ngoái, khi nhu cầu cao và tỷ giá có lợi, các doanh nghiệp đã tích cực thu gom cà phê từ nông dân và đẩy mạnh xuất khẩu. Giá nội địa và xuất khẩu đều tốt, dẫn đến việc đẩy hàng đi nhiều nhất có thể. Điều này khiến tồn kho thực tế đã giảm mạnh từ cuối năm 2022 và ảnh hưởng tới khối lượng xuất khẩu trong giai đoạn đầu năm 2023.

Trong năm 2022, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta tăng gần 14% so với năm 2021, trong khi sản lượng chỉ tăng 9% từ 1,74 triệu tấn lên 1,89 triệu tấn (theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ). Thậm chí, sản lượng cà phê thu hoạch vào cuối năm 2022 bị dự báo giảm từ 10% đến 15% do mưa lớn ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch. Như vậy, tổng nguồn cung xuất khẩu trong năm nay có thể sẽ thấp hơn so với năm ngoái, và điều này sẽ khiến ngành xuất khẩu cà phê khó duy trì được mức tăng trưởng như năm 2022.

Bên cạnh đó, Fed đã giảm dần đà tăng lãi suất trong năm 2023, với mức tăng 25 điểm cơ bản trong lần điều chỉnh đầu tiên của năm nay và nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng này vào tháng 3, sau khi các quan chức của Fed đều có quan điểm cứng rắn về lãi suất, với mục tiêu đưa lạm phát về mức 2%. Điều này sẽ khiến sự chênh lệch tỷ giá thu hẹp lại so với thời điểm tăng mạnh lãi suất trong năm 2022, làm hạn chế phần nào nhu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Những khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong năm 2023 của Việt Nam không chỉ dừng lại ở thách thức về nguồn cung mà đó còn là vấn đề về chất lượng cũng như nguồn gốc cà phê. Vào cuối năm 2022, Liên minh Châu Âu (EU) ra sắc lệnh nghiêm cấm nhập khẩu cà phê có liên quan đến nạn chặt phá rừng đã gây ra những lo ngại về lượng cà phê Việt Nam có thể xuất sang thị trường này và đặt ra bài toán về việc phát triển cà phê một cách bền vững hơn.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục