Đến lượt đại gia Facebook "than thở" khi doanh thu giảm mạnh do đại dịch
Theo Facebook, tổng lượng tin nhắn trên các mạng xã hội công ty này vận hành tăng 50% ở các quốc gia chịu ảnh hưởng của đại dịch, với lượng tin nhắn video tăng hơn 200%. Ở Ý, do lệnh giới nghiêm thắt chặt toàn quốc, các cuộc gọi video theo nhóm tăng hơn 1.000% so với 1 tháng trước và lượng người sử dụng app Facebook tăng đến 70%.
Facebook hiện sở hữu cả ứng dụng Instagram và dịch vụ nhắn tin danh tiếng WhatsApp. Gã khổng lồ công nghệ cho rằng lượng truy cập ngày càng tăng cao cũng không thể ngăn chặn sụt giảm về doanh số quảng cáo số trên các dịch vụ của Facebook ở khắp nơi trên thế giới. Lợi nhuận từ quảng cáo đang có xu hướng giảm, nhất là ở các quốc gia đang phải chịu thiệt hại nặng nề từ dịch Covid-19.
Theo CEO Facebook, chính Facebook cũng phải chịu tác động xấu từ dịch bệnh như hầu hết các tập đoàn lớn ở khắp nơi trên thế giới. Công ty hiện đang có kế hoạch chi tiết nhằm tăng chất lượng các cuộc gọi video và lượng truy cập để đảm bảo người dùng không gặp khó khăn gì khi giao tiếp trên các ứng dụng của Facebook. Thông báo được ra trong bối cảnh các ứng dụng công nghệ hàng đầu vốn lệ thuộc vào quảng cáo cũng đang gặp phải khó khăn tương tự và buộc phải giảm mục tiêu tài chính đặt ra trong năm.
Cùng với Facebook, mạng xã hội Twitter thông báo doanh thu trong quý I giảm mạnh do hậu quả của đại dịch, và kì vọng sẽ giảm sâu hơn nếu đại dịch không được kiểm soát sớm.
Alphabet, công ty mẹ Google cũng chuẩn bị tinh thần cho tương lai không mấy sáng sủa, với dự báo giảm lợi nhuận từ quảng cáo trong các hạng mục như Google Search, Google Map, Google Video...
Công ty công nghệ danh tiếng về du lịch Booking có trụ sở ở Hà Lan – một trong những nhà quảng cáo online lớn nhất thế giới – tiết lộ kế hoạch giảm nhiều nhất có thể chi phí marketing, nhất là hoạt động marketing trực tuyến để tiết kiệm chi phí hoạt động trong mùa dịch bệnh.
“Nhiều doanh nghiệp đang giảm chi phí đầu tư vào quảng cáo”, theo chuyên gia phân tích từ RBC Capital Markets. Bùng nổ đại dịch kéo theo không thể tình hình suy thoái chung cho nhiều nền kinh tế và các doanh nghiệp nói riêng, sự bất ổn về kinh tế cũng khiến các công ty công nghệ hay truyền thông không còn giữ được sức hấp dẫn với các doanh nghiệp.
Một vấn đề khác mà các công ty công nghệ như Facebook hay Twitter phải đối mặt, là việc nhiều doanh nghiệp tránh đề cập các nội dung có thể khiến người tiếp cận cảm thấy tiêu cực hơn giữa diễn biến phức tạp của đại dịch. Facebook, với lượng người dùng khổng lồ, tất nhiên đối mặt với tổn thất tài chính lớn hơn cả, trong khi những doanh nghiệp thường dùng Facebook làm kênh quảng cáo cũng đồng thời là những doanh nghiệp trong lĩnh vực bị đại dịch giáng đòn mạnh như du lịch, giải trí và bán lẻ. Những công ty này hiện chiếm 45% lượng quảng cáo di động trên các ứng dụng của Facebook. Ở thời điểm thông thường, thời lượng dùng Facebook hay Instagram tăng lên từ người dùng đồng nghĩa với việc công ty này sẽ thu về nhiều lợi nhuận hơn cả từ việc bán quảng cáo. Trong khi hiện nay, lượng truy cập tăng đồng nghĩa với nhu cầu quảng cáo giảm, đồng nghĩa với việc giá quảng cáo trên Facebook sẽ giảm mạnh.
Với ít doanh nghiệp cạnh tranh hơn trên trang Facebook nhằm thu hút sự chú ý của người dùng, Facebook hiện đang phải đối mặt với lựa chọn cắt giảm lượng quảng cáo, hay bán nhiều quảng cáo hơn với giá rẻ hơn nhằm duy trì giá thành, tuy nhiên xác định số lượng quảng cáo nói chung sẽ giảm mạnh dù quyết định đưa ra là gì. Cổ phiếu Facebook giảm 28% tính đến nay. Giảm lượng quảng cáo có thể ảnh hưởng đến cả người sáng tạo nội dung quảng cáo, vốn có nhiều người theo dõi từ chính những ứng dụng của Facebook. Klear, công ty cung cấp phân tích số liệu từ marketing trên Instagram, thông báo số Instagram story được phát lên và số lượng xem tăng vọt so với tuần trước, tuy nhiên, Klear cũng chỉ ra rằng số post được tài trợ quảng cáo giảm đến 25%.