Điểm mặt các ngành kìm hãm đà hồi phục của TP. Hồ Chí Minh vì thiếu hụt lao động

09/11/2021 09:04 GMT+7
Dù đã mở cửa trở lại từ 1/10 sau hơn 4 tháng giãn cách, tuy nhiên do tình trạng thiếu hụt lao động bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, dự báo nền kinh tế của TP. HCM sẽ tăng trưởng chậm trong thời gian tới.

Khối nghiên cứu của Ngân hàng HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam At A Glance tháng 11/2021 - Ngành du lịch bắt đầu "rã đông"". Etime.danviet.vn xin trích đăng một phần của báo cáo này – tóm lược về tình hình các chỉ số kinh tế chính của TP. HCM và dự báo trong thời gian tới.

Tháng 8/2021

Tháng 9/2021

Tháng 10/2021

PMI

40.2

40.2

52.1

Xuất khẩu (% y-o-y)

-1.7

-0.5

0.3

Nhập khẩu (% y-o-y)

20.4

10.2

8.1

CPI (% y-o-y)

2.8

2.1

1.8

Chỉ số  sản xuất công nghiệp (% y-o-y)

-11.2

-9.2

-5.7

Tóm lược các chỉ số kinh tế chính. Nguồn: HSBC

Từ 1/10, TP. HCM và các khu vực lân cận đã bắt đầu hoạt động trở lại sau bốn tháng siết chặt giãn cách. Tuy nhiên, tốc độ khôi phục chuỗi cung ứng và giải quyết đơn hàng tồn đọng còn chậm chạp, nguyên nhân chính yếu là tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng do công nhân ồ ạt đổ về quê ngay sau khi hết giãn cách. Tình hình xuất khẩu và sản xuất công nghiệp tháng 10 càng phản ánh rõ nét khó khăn này, trong khi đó, phục hồi sản xuất chậm trễ báo hiệu Quý 4 sẽ tăng trưởng không mạnh mẽ.

Thiếu hụt lao động trên diện rộng kìm hãm đà phục hồi

TP. HCM mở cửa trở lại nền kinh tế, cơ hội phục hồi trong thời gian tới ra sao? - Ảnh 2.

Ngành bán lẻ có dấu hiệu từng bước cải thiện. Nguồn: CEIC, HSBC

Sau bốn tháng giãn cách tại địa phương được coi là đầu mối giao thương, cuối cùng thì Việt Nam cũng quyết định mở cửa lại nền kinh tế từ 1/10. Khả năng đi lại của người dân tăng lên đáng kể từ 66% lên 33% dưới mức trước đại dịch vào cuối tháng 10, tạo điều kiện phục hồi nhu cầu trong nước. Mặc dù chỉ số bán lẻ giảm 28% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân chủ yếu là do kết quả năm ngoái khá cao. Theo HSBC, chỉ số bán lẻ bằng 88% so với tháng 1/2019, một bước tiến lớn từ mức 74% trong tháng 9. Tuy nhiên, sự phục hồi chủ yếu diễn ra trong mảng mua bán hàng hóa do ngành dịch vụ vẫn còn bị giới hạn như hạn chế ăn uống tại chỗ, giải trí và du lịch.

TP. HCM mở cửa trở lại nền kinh tế, cơ hội phục hồi trong thời gian tới ra sao? - Ảnh 3.

Xuất khẩu hầu như không tăng trưởng mấy trong tháng 10 cho thấy những nút thắt của chuỗi cung ứng vẫn còn đó. Nguồn: CEIC, HSBC

Không được như hoạt động trong nước, sự phục hồi các động lực kinh tế bên ngoài Việt Nam khá chậm. Mặc dù xuất khẩu không còn bị âm trong tháng 10, mức độ tăng trưởng còn quá thấp (0,3% so với cùng kỳ năm ngoái). Xuất khẩu hàng dệt may và da giày đã bớt trì trệ so với tháng 9 nhưng vẫn sụt giảm 19% so với tháng 10 năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu điện thoại giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân chủ yếu là do hiệu ứng cơ sở, còn linh kiện máy tính tiếp tục tăng trưởng dù hơi chậm so với trước khi bùng dịch chủng Delta. Tình hình này thể hiện rõ hơn khi nhìn vào dữ liệu sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp cải thiện từ -7% trong Quý 3 lên -5,7% trong tháng 10. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất vẫn giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái ở TP. HCM.

TP. HCM mở cửa trở lại nền kinh tế, cơ hội phục hồi trong thời gian tới ra sao? - Ảnh 4.

Sản xuất công nghiệp vẫn còn suy giảm trong tháng 10, mặc dù tình hình mỗi lĩnh vực một khác. Ảnh: CEIC, HSBC

Chuỗi cung ứng của Việt Nam phục hồi chậm chạp phản ánh tình trạng thiếu hụt lao động trên diện rộng, đặc biệt trong những ngành dùng nhiều nhân công. Pou Chen, công ty gia công giày lớn nhất thế giới, phục vụ cho các thương hiệu toàn cầu như Nike và Adidas, đã mở cửa hoạt động từ 6/10 nhưng lại thiếu hụt tới 70% lực lượng lao động. Trong khi đó, mặc dù Nike đã khôi phục hoạt động sản xuất của tất cả các nhà máy tại Việt Nam nhưng cũng không công bố công suất hiện tại. Đây cũng là một vấn đề trọng điểm được các đơn vị sản xuất nhấn mạnh trong khảo sát PMI (Chỉ số quản lý mua hàng), mặc dù chỉ số PMI đã tăng trở lại và lần đầu tiên trong vòng sáu tháng đã vượt ngưỡng 50. Vì vậy, xét tình hình phục hồi sản xuất chậm trễ như hiện nay, các chuyên gia vẫn giữ quan điểm về khả năng phục hồi tăng trưởng ở mức 3,8% trong Quý 4/2021 so với cùng kỳ năm ngoái.

TP. HCM mở cửa trở lại nền kinh tế, cơ hội phục hồi trong thời gian tới ra sao? - Ảnh 5.

Lần đầu tiên kể từ tháng 4, chỉ số PMI trở lại trên mức 50. Ảnh: IHS Markit, HSBC

Dự báo lạm phát: Giá nhiên liệu tăng cao

TP. HCM mở cửa trở lại nền kinh tế, cơ hội phục hồi trong thời gian tới ra sao? - Ảnh 6.

Lạm phát giảm xuống dưới 2% cho thấy nhu cầu trong nước vẫn còn yếu. Ảnh: CEIC, HSBC

Lạm phát năm 2022 của Việt Nam có thể lên 3,5%

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 đã giảm 0,2% so với tháng trước, dẫn tới chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một chỉ số đáng ngạc nhiên với thị trường (HSBC dự báo 2,2%; Bbg dự báo 2,5%) với nguồn gốc sâu xa chủ yếu do áp lực giá dao động theo nhu cầu đã giảm xuống, cũng là một dấu hiệu cho thấy tình hình phục hồi kinh tế chậm chạp. Mặc dù áp lực giá không còn, một vấn đề cần quan tâm theo dõi là giá nhiên liệu tăng. Cụ thể, chi phí vận chuyển tăng nhanh chóng 2,5% so với tháng trước, đóng vai trò nhân tố chính tạo ra lạm phát. 

Mặc dù vậy, HSBC vẫn tin tưởng rằng nhu cầu trong nước dần phục hồi dù chậm vẫn có khả năng bù lại cho giá nhiên liệu tăng cao, đồng thời, các chuyên gia kỳ vọng lạm phát sẽ chỉ tăng lên 2,1% trong năm 2021. Khi nền kinh tế trở lại bình thường, nhu cầu trong nước nhiều khả năng sẽ đẩy lạm phát lên 3,5% trong năm 2022.




Lê Phương (HSBC)
Cùng chuyên mục