ASEAN đuổi kịp Trung Quốc: Chuyển đổi số tăng tốc tại ASEAN, cổ phiếu công nghệ "đổ máu" ở Trung Quốc

07/11/2021 10:32 GMT+7
Sự kìm hãm gần đây của Trung Quốc đối với các công ty công nghệ lớn có thể sẽ làm chậm hoặc giảm việc áp dụng và đổi mới công nghệ. ASEAN-5 (không bao gồm Singapore) đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số và áp dụng công nghệ, với tỷ lệ thâm nhập thương mại điện tử vẫn dưới 10%.

ASEAN đang bắt kịp Trung Quốc - Thâm nhập công nghệ tăng tốc tại ASEAN

Báo cáo phân tích với tựa đề "ASEAN Economics – Catching Up with China" tạm dịch "Kinh tế ASEAN đang bắt kịp Trung Quốc" của các nhà nghiên cứu của Maybank Kim Eng phát hành trong tháng 10/2021 đã chỉ ra rằng, GDP thực tế của ASEAN-5* (không bao gồm Singapore) sẽ ở mức + 5,6% vào năm 2022, cao hơn đáng kể so với mức + 5% của Trung Quốc.

Một trong bốn lý do các nhà nghiên cứu của MBKE gồm: Tiến sĩ Chua Hak Bin, Kinh tế gia trưởng của MBKE, Linda Liu và Lee Ju Ye đưa ra cho nhận định ASEAN bắt kịp Trung Quốc là áp dụng công nghệ tăng tốc tại ASEAN, chững lại ở Trung Quốc.

Tỷ lệ chấp nhận và thâm nhập công nghệ đã tăng nhanh ở ASEAN trong thời kỳ đại dịch và vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng và đạt được tỷ lệ thâm nhập cao, nhưng tốc độ tăng trưởng đang bắt đầu chững lại. Tỷ lệ thâm nhập thương mại điện tử ở Trung Quốc là khoảng 30% và đang theo kịp với Hàn Quốc (37%) trong những năm gần đây.

Tỷ lệ thâm nhập thương mại điện tử của Trung Quốc vào khoảng 30%, nằm trong số những tỷ lệ cao nhất trên toàn cầu.

Tỷ lệ thâm nhập thương mại điện tử của Trung Quốc vào khoảng 30%, nằm trong số những tỷ lệ cao nhất trên toàn cầu.

ASEAN tăng tốc đổi mới công nghệ nhưng vẫn ở giai đoạn đầu phát triển

Sự kìm hãm mới đây của Trung Quốc đối với các công ty công nghệ lớn có thể sẽ làm chậm hoặc giảm việc áp dụng và đổi mới công nghệ. Hiện đang trong quá trình tăng tốc nhưng ASEAN vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số và áp dụng công nghệ. Tỷ lệ thâm nhập thương mại điện tử ở Thái Lan (8% tổng doanh số bán lẻ năm 2020), Malaysia (7,3%) và Philippines (5,9%) đều dưới 10% - thấp hơn so với mức Trung Quốc vào năm 2015.

Tỷ lệ thâm nhập thương mại điện tử ở Malaysia, Philippines và Thái Lan vẫn duy trì dưới 10%.

Tỷ lệ thâm nhập thương mại điện tử ở Malaysia, Philippines và Thái Lan vẫn duy trì dưới 10%.

Đầu tư vào công nghệ đang gia tăng nhanh chóng ở ASEAN và ngày càng có nhiều kỳ lân nội địa ra mắt công chúng, đặc biệt là ở Indonesia. Bukalapak đã đạt kỷ lục niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia sau khi huy động được 1,5 tỷ USD khi ra mắt vào đầu tháng 8. Nhiều công ty công nghệ sẽ theo sau vào năm 2022. Xem bảng dưới về Các công ty Indonesia có mục tiêu phát hành ra công chúng. 

Công tyKế hoạch 

Goto Group

Được thành lập vào tháng 5/2021 bao gồm Shopee, Grab, Gojek và Tokopedia. Giá trị ước tính khoảng 18 tỷ USD, trở thành công ty khởi nghiệp có giá trị cao nhất ở Indonesia. Được "chống lưng" bởi Alibaba Group, Sotbank và GIC. Được báo cáo là sẽ tiến hành IPO vào năm 2022 vì chậm trễ do những quy định pháp lý.

Traveloka

Công ty dịch vụ trực tuyến về du lịch lớn nhất ASEAN vẫn đang quyết định giữa IPO hay SPAC, với mức định giá từ 5 tỷ USD đến 6 tỷ USD.

Tiket.com

Công ty khởi nghiệp dịch vụ trực tuyến về du lịch tuyên bố sẽ ra mắt công chúng vào năm 2021 và được cho là đang đàm phán với Tập đoàn mua lại SPAC COVA của Hoa Kỳ về một thỏa thuận sáp nhập có giá trị khoảng 2 tỷ USD.

J&T Express

Được báo cáo là đang xem xét để ra mắt tại Hồng Kông sớm nhất là vào năm 2022, có thể thu về hơn 1 tỷ USD.

Sở Giao dịch Chứng khoán Indonesia đang hoàn thiện việc sửa đổi các quy tắc niêm yết để thu hút các công ty công nghệ lớn, bao gồm việc cho phép các công ty niêm yết ra công chúng với nhiều loại cổ phiếu với quyền biểu quyết khác nhau và nới lỏng hạn chế đối với các công ty thua lỗ. SGX của Singapore đã đưa ra các quy định mới vào tháng 9 cho phép các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) xuất hiện trên bảng điện tử chính của mình. SGX là sàn giao dịch lớn đầu tiên ở châu Á cấp phép thực hiện niêm yết như vậy.

Đầu tư công nghệ ở ASEAN vẫn ổn định vào năm 2020 ở mức 8,2 tỷ USD (so với 8,5 tỷ USD vào năm 2019).

Đầu tư công nghệ ở ASEAN vẫn ổn định vào năm 2020 ở mức 8,2 tỷ USD (so với 8,5 tỷ USD vào năm 2019).

ASEAN - thị trường hấp dẫn của Fintech khi Trung Quốc đã "chín"

ASEAN đã trở nên hấp dẫn hơn đối với đầu tư vào công nghệ tài chính (fintech) khi Trung Quốc đã trở thành một thị trường đã "chín". Trong nửa đầu năm 2021, 3 trong số 10 giao dịch fintech hàng đầu châu Á là ở ASEAN với Gojek của Indonesia (300 triệu USD), Mynt của Philippines (175 triệu USD) và Voyager Innovations (167 triệu USD) trong phân khúc thanh toán/giao dịch. 

10 giao dịch Fintech hàng đầu ở châu Á trong nửa đầu năm 2021.

10 giao dịch Fintech hàng đầu ở châu Á trong nửa đầu năm 2021.

Đầu tư vào fintech của Trung Quốc đã giảm so với mức cao trong những năm trước khi xu hướng chuyển từ những giao dịch siêu lớn sang số lượng giao dịch nhỏ hơn ngày càng tăng, tập trung vào các lĩnh vực còn "non" như dịch vụ B2B, richtech và insuretech.

Hoạt động đầu tư Fintech của Trung Quốc đang giảm dần khi thị trường đã "chín".

Hoạt động đầu tư Fintech của Trung Quốc đang giảm dần khi thị trường đã "chín".

Trong lĩnh vực ngân hàng số, ASEAN đang bắt kịp với Trung Quốc khi các ngân hàng trung ương trong khu vực đưa ra lộ trình và cấp giấy phép cho các ngân hàng số. Singapore đã cấp 4 giấy phép, con số này tại Indonesia là 7 và Philippines là 6. Malaysia sẽ cấp tối đa 5 giấy phép trong Quý 1 năm 2022, sau khi nhận được 29 đơn đăng ký trong thời gian nộp đơn thời hạn 6 tháng kết thúc vào tháng 6 năm 2021.

Nước

Sự phát triển ngân hàng số

Indonesia

- Đã ban hành hướng dẫn chính thức cho các ngân hàng kỹ thuật số, sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 10/2021. OJK đã cho phép sở hữu nước ngoài gần như tuyệt đối (99%, hơn gấp đôi mức giới hạn 40% trước đó) đối với các ngân hàng cho vay trong nước và nới lỏng các quy định bằng cách hứa hẹn có quy trình nhanh hơn (tối đa là 14 ngày làm việc, so với con số 60 ngày trước đó) để xin giấy phép mới cho các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số mới.

- Hiện có 7 ngân hàng kỹ thuật số (bao gồm Jenius, Jago, Bank Aladin, Ngân hàng số DBS  và TMRW của UBO) và 7 ngân hàng khác (Bank BCA Digital, Pt. BRI Agroniaga, PT. Bank Neo Commerce, v.v.) đang chờ cấp phép từ OJK.

Malaysia

BNM đã ban hành khung cấp phép cho các ngân hàng kỹ thuật số vào tháng 12/2020. Trong thời gian áp dụng 6 tháng vào nửa đầu năm 2021, 29 đơn xin cấp phép đã được đăng ký bởi các công ty bao gồm EON Credit, Axiata – RHB, BigPay, Grab-Singtel, Green Packet, iFast, MPay, Pertama Digital, PUC và Star Media Group. Tối đa 5 giấy phép sẽ được cấp trong Quý 1 năm 2022.

Philippines

- BSP đã trao 6 giấy phép ngân hàng kỹ thuật số cho đến nay, bao gồm Ngân hàng Philippines ở nước ngoài (được nhà nước hậu thuẫn), Ngân hàng UnionDigital, GoTyme, Ngân hàng kỹ thuật số Tonik (được hỗ trợ bởi Sequoia Ấn Độ), UNObank (có trụ sở tại Singapore) và Ngân hàng Maya (công ty con của Voyager Innovations).

- BSP đã ngừng chấp nhận các đơn xin cấp phép ngân hàng kỹ thuật số từ ngày 1/9/2021 trong 3 năm, để cho phép cơ quan quản lý giám sát tốt hơn hoạt động của ngành

Singapore

Vào tháng 12/2020, hai giấy phép ngân hàng kỹ thuật số toàn diện đã được trao cho Sea Limited và một tập đoàn của Grab và Singtel, để tham gia cung cấp toàn bộ các dịch vụ ngân hàng mà các ngân hàng truyền thống hiện có. Hai giấy phép lớn đã được trao cho Ant Group và một tập đoàn khác của Trung Quốc đại lục/Hồng Kông, nhằm tạo điều kiện cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thái Lan

Chưa công bố lộ trình cấp phép ngân hàng kỹ thuật số toàn diện. Một số công ty công nghệ và ngân hàng sở tại đã hợp tác để cung cấp các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số, bao gồm Line BK (liên doanh giữa Line Financial Asia và Kasikorn Vision).

Việt Nam

Timo Plus, ngân hàng chỉ hoạt động trực tuyến đầu tiên của Việt Nam, đã chạy lại các dịch vụ với đối tác mới là Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vào tháng 9/2020. Vào tháng 6/2021, Ngân hàng Kỹ thuật số Đầu tư Toàn cầu GIB của Hồng Kông đã hợp tác với công ty Vimo và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử Gpay để xin giấy phép.

Indonesia có thêm 7 ứng viên đang chờ cấp phép từ nhà quản lý dịch vụ tài chính (OJK). Ngân hàng Indonesia đã ban hành hướng dẫn cho các ngân hàng kỹ thuật số có hiệu lực từ cuối tháng 10/2021, cho phép gần như hoàn toàn quyền sở hữu nước ngoài đối với các nhà cho vay trong nước và nới lỏng các dịch vụ mới.

Sự kìm hãm của Trung Quốc với lĩnh vực công nghệ đã dẫn đến "cuộc đổ máu" trong các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc vào năm 2021. Chỉ số Golden Dragon Trung Quốc của NASDAQ đã giảm 31% tính đến thời điểm hiện tại, xóa sạch toàn bộ mức tăng mà nó đã tích lũy được vào năm 2020. 

Chỉ số Golden Dragon NASDAQ của Trung Quốc "tuột dốc" 31% so với đầu năm, xóa bỏ mức tăng từ năm 2020 khi cuộc khủng hoảng công nghệ của Trung Quốc gia tăng. Dữ liệu cập nhật ngày 12/10/2021.

Chỉ số Golden Dragon NASDAQ của Trung Quốc "tuột dốc" 31% so với đầu năm, xóa bỏ mức tăng từ năm 2020 khi cuộc khủng hoảng công nghệ của Trung Quốc gia tăng. Dữ liệu cập nhật ngày 12/10/2021.

Các biện pháp Trung Quốc áp dụng bao gồm rà soát bảo mật dữ liệu chặt chẽ hơn trước khi IPO ở nước ngoài; các quy tắc chống lũng đoạn mới với các công ty internet; các cuộc điều tra chống độc quyền đối với Alibaba và Meituan; chỉ thị cho các công ty giao đồ ăn trả mức lương tối thiểu cho nhân viên; và can thiệp mạnh mẽ vào lĩnh vực giáo dục tư nhân.

Trung Quốc sẽ đưa ra nhiều quy định hơn cho các doanh nghiệp trong những năm tới, như được chỉ ra trong bản kế hoạch chi tiết 5 năm do Quốc vụ viện và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố vào tháng 8/2021. Tài liệu cho biết các nhà chức trách sẽ tăng cường thực thi pháp luật trong các lĩnh vực từ thực phẩm đến thuốc men cho tới dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo.

Tiệp Nguyễn
Cùng chuyên mục