Giá cà phê đảo chiều sụt giảm, dự báo cung cầu sẽ cần bằng lại trong niên vụ 2022/23

08/12/2022 15:42 GMT+7
Giá cà phê trong nước hôm nay 08/12/2022 giảm xuống mức 40.100 – 40.900 đồng/kg. Dự trữ cà phê Arabica tiếp tục tăng trên sàn giao dịch khiến giá sụt giảm.

Giá cà phê hôm nay 8/12: Đồng loạt giảm 200-400 đồng/kg 

Lo ngại nguồn cung cà phê Robusta bị hạn chế đã thúc đẩy ngành công nghiệp tiếp tục mua vào nhưng rủi ro có thể tăng cao trước khả năng Fed sẽ mạnh tay hơn trong việc ngăn chặn suy thoái kinh tế.

Kết thúc phiên giao dịch 07/12/2022, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London có xu hướng hỗn hợp. Kỳ hạn giao tháng 1 tăng thêm 2 USD, lên 1.918 USD/tấn, trong khi các kỳ hạn giao sau đều giảm. Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 3 giảm 9 USD, xuống 1.868 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 giảm 11 USD, còn 1.845 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm 3,30 cent, xuống 160,20 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 giảm 3,20 cent, còn 160,90 cent/lb, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Giá cà phê đảo chiều sụt giảm, dự báo cung cầu sẽ cần bằng lại trong niên vụ 2022/23 - Ảnh 1.

Giá cà phê trong nước hôm nay 08/12 giảm nhẹ so với hôm qua, hiện dao động ở mức 40.300 – 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm 200-400 đồng/kg so với hôm qua, xuống dao động trong khung 40.200 – 41.100 đồng/kg. Trong đó, cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 40.200 – 40.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại các huyện của tỉnh Gia Lai như Chư Sê, Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Prông dao động từ 40.900 – 41.000 đồng/kg. Tại tỉnh Kon Tum, tỉnh Đắk Lắk, giá cà phê là 41.000 đồng/kg. Riêng tại tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu mua với giá cao nhất 41.100 đồng/kg.

Tại cảng TP.HCM, Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% chốt ở 1.898 USD/tấn (FOB), chênh lệch +55 USD/tấn.

Giá cà phê đảo chiều sụt giảm, dự báo cung cầu sẽ cần bằng lại trong niên vụ 2022/23 - Ảnh 2.

Giá cà phê trong nước hôm nay 08/12 giảm nhẹ so với hôm qua, hiện dao động ở mức 40.300 – 41.100 đồng/kg.

Cho dù USDX tiếp tục sụt giảm đã hỗ trợ giá cả nhiều loại hàng hóa tăng trở lại với thông tin thị trường Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng trừ covid-19, trong khi thông tin dữ liệu kinh tế của nhà tiêu thụ lớn nhất thế giới này yếu hơn đã dội một gáo nước lạnh vào thị trường tiêu dùng. Chứng khoán Mỹ tiếp tục tiêu cực với việc nhà đầu tư cân nhắc lãi suất tiền tệ sắp tới và triển vọng suy thoái kinh tế đã khiến giá cà phê kỳ hạn đảo chiều giảm.

Lượng tồn kho cà phê đạt chuẩn New York tăng cực mạnh trở lại trong khi tại London đang xuống mức thấp mới tính từ 4 năm nay khiến Arabica giảm nhiều hơn Robusta.

Dự trữ cà phê được ICE chứng nhận đã tăng lên 658.890 bao hôm 07/12, cao hơn nhiều so với mức thấp nhất trong 23 năm là 382.695 bao vào ngày 3/11. Hiện có 404.597 bao đang chờ phân loại.

Thị trường đang theo dõi chặt chẽ tiến triển vụ thu hoạch tại Việt Nam khi mưa dẫn tới một số lo ngại về chất lượng.

Thông tin Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu áp dụng Hiệp ước hạn chế các sản phẩm có xuất xứ từ nguồn gốc phá rừng kể từ năm 2020 cũng khiến lo ngại nguồn cung cà phê cho thị trường tiêu dùng sắp sửa bị hạn chế.

Nguồn cung cà phê niên vụ 2021/22 thiếu hụt khoảng 167,2 triệu bao trong khi nhu cầu tiêu thụ đến 170,83 triệu bao. Niên vụ cà phê 2022/23, cung cầu của thị trường sẽ cần bằng lại, thậm chí cung sẽ cao hơn cầu, theo Tổ chức cà phê thế giới (ICO).

Dự báo tuần sau nhiều vùng cà phê Brazil sẽ có mưa tốt thuận lợi cho đợt ra hoa tháng 10 kết trái khoẻ.

Theo báo cáo, USDA điều chỉnh sản lượng Brazil giảm 2,6% xuống mức 62,6 triệu bao; sản lượng Columbia giảm 3,1% xuống mức 12,6 triệu bao; sản lượng cà phê của Việt Nam giảm 2,2% xuống mức 30,22 triệu bao (bao gồm 29,20 triệu bao cà phê Robusta, giảm 4,20% so với niên vụ 2021/2022 và 1,02 triệu bao cà phê Arabica, tăng 7,27% so với niên vụ 2021/2022).

Tháng 11/2022, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa ổn định. Ngày 28/11/2022, giá cà phê Robusta ổn định ở mức 41.000 - 41.600 đồng/ kg tại các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk; tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê Robusta tăng nhẹ 100 đồng/kg lên 41.600 đồng/kg.

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 11/2022 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 267 triệu USD, tăng 37,8% về lượng và tăng 29% về trị giá so với tháng 10/2022, so với tháng 11/2021 tăng 2,6% về lượng và tăng 9,9% về trị giá. Tính chung 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước tính đạt 1,53 triệu tấn, trị giá 3,54 tỷ USD, tăng 10,2% về lượng và tăng 31,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 11/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.425 USD/tấn, giảm 6,4% so với tháng 10/2022, nhưng tăng 7,2% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.309 USD/tấn, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Cơ cấu chủng loại 10 tháng năm 2022, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cà phê tăng về lượng so với cùng kỳ năm 2021, ngoại trừ cà phê Excelsa. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê Robusta trong 10 tháng năm 2022 đạt 1,26 triệu tấn, trị giá 2,51 tỷ USD, tăng 12,2% về lượng và tăng 35,7% về trị giá; xuất khẩu cà phê chế biến tăng 15,9%, đạt trên 541 triệu USD; xuất khẩu cà phê Arabica tăng 8,0% về lượng và tăng 70% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt 49,75 nghìn tấn, trị giá 219,4 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê Excelsa giảm 17,9% về lượng, nhưng tăng 9,8% về trị giá, đạt 1,78 nghìn tấn, trị giá 4,38 triệu USD.

Hiện Việt Nam đang bước vào thời điểm thu hoạch cà phê tại các tỉnh trong khu vực, năm nay cà phê được mùa, tăng cả về số lượng và chất lượng. Giá cà phê được dự báo sẽ không giảm quá sâu những ngày còn lại của năm. Việc doanh nghiệp xuất khẩu gia tăng các sản phẩm cà phê chế biến sâu, được cho là động lực chính giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc và có thể đạt được mục tiêu đặt ra trong năm nay là thiết lập mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.

Giá cà phê trở lại xu hướng tiêu cực - Ảnh 4.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan.

EU cấm nhập khẩu các sản phẩm cà phê, ca cao có xuất xứ do phá rừng

Các công ty nhập khẩu vào EU sẽ phải chứng minh sản phẩm không liên quan đến hoạt động phá rừng và phải chứng minh được thông tin địa lý chính xác về vùng đất xuất xứ của sản phẩm.

Ngày 6/12, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận cấm nhập khẩu một số sản phẩm được xem là yếu tố chính thúc đẩy phá rừng, trong đó có cà phê, ca cao và đậu nành.

Các công ty nhập khẩu sẽ phải chứng minh sản phẩm không liên quan đến hoạt động phá rừng và phải chứng minh được thông tin địa lý chính xác về vùng đất xuất xứ của sản phẩm.

Theo dự luật mới, các sản phẩm nằm trong danh sách bị cấm gồm dầu cọ, gia súc, đậu nành, cà phê, ca cao, gỗ và cao su – được xác định là những yếu tố thúc đẩy nạn phá rừng nếu có xuất xứ từ vùng đất rừng bị tàn phá sau tháng 12/2020.

Các công ty nhập khẩu sẽ phải chứng minh sản phẩm không liên quan đến hoạt động phá rừng và phải chứng minh được thông tin địa lý chính xác về vùng đất xuất xứ của sản phẩm.

EC hoan nghênh quyết định mà các nước thành viên EU và Nghị viện EU đạt được, đồng thời nhấn mạnh dự luật mới này sẽ đảm bảo một loạt các mặt hàng chủ chốt được đưa vào thị trường EU không góp phần thúc đẩy hoạt động phá rừng và suy thoái rừng ở EU cũng như những nơi khác trên thế giới.

Một khi các quy định mới có hiệu lực, tất cả các công ty liên quan sẽ phải tiến hành thẩm định nghiêm ngặt nếu đưa những mặt hàng này vào thị trường EU.

Dự luật này được EC đề xuất hồi tháng 11/2021. EU giờ đây sẽ phải chính thức thông qua để văn kiện này có hiệu lực và các công ty thương mại sẽ có 18 tháng để thực hiện các quy định này.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục