Giá cao su hôm nay 15/1: Giá cao su khó tăng trong ngắn hạn
Giá cao su hôm nay 15/1 giảm gần như toàn bộ thị trường
Giá cao su hôm nay 15/1 giảm gần như toàn thị trường, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) giá cao su chỉ còn tăng ở 1 kỳ hạn và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản) giá cao su giảm gần như toàn bộ các kỳ hạn, chỉ có 1 kỳ hạn tăng...
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 1/2023 ghi nhận mức 203 yen/kg, giảm 0,98%, giảm 2 yen/kg. Kỳ hạn cao su tháng 2/2023 tăng 0,19%; kỳ hạn cao su tháng 3/2023 giảm 0,33%; kỳ hạn tháng 4/2023 giảm 0,32%; cao su kỳ hạn tháng 5/2023 giảm 0,22%.
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 đứng ở mức 13.650 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,81%, tăng 110 nhân dân tệ/tấn.
Giá cao su Thượng Hải giảm trở lại ở các kỳ hạn tháng 3/2023, kỳ hạn tháng 4/2023; các kỳ hạn cao su tháng 5/2023 và ở kỳ hạn cao su tháng 6/2023 cũng giảm 0,81% và 0,46%.
Năm 2022, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 và kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu sao su của Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan. Theo ước tính, năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn, trị giá 3,31 tỷ USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 1,1% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.547 USD/tấn, giảm 7,8% so với năm 2021.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 1,87 triệu tấn, trị giá gần 2,95 tỷ USD, tăng 9,8% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, nhờ nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu phục hồi. Tuy nhiên trước biến động tỷ giá USD tăng cao, trong khi giá mủ cao su lại xuống thấp trong mấy tháng cuối năm, khiến cho mối tương quan giá thành sản xuất cao su và giá bán mất cân đối.
Về thị trường xuất khẩu: Trong 11 tháng năm 2022, cao su của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, chiếm tới 90,6% tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước. 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su sang khu vực châu Á đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 2,67 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Nhìn chung, trong 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang phần lớn các thị trường đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam, với 1,37 triệu tấn, trị giá 2,08 tỷ USD, tăng 14% về lượng và tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 70,8% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước.
Đứng thứ hai là Ấn Độ với 113,99 nghìn tấn, trị giá 194,95 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 6,6% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước trong 11 tháng năm 2022.
Về chủng loại: Trong 11 tháng năm 2022, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cao su tự nhiên và chủ yếu xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc.
Trong 11 tháng năm 2022, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 59,9% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với gần 1,12 nghìn tấn, trị giá trên 1,76 tỷ USD, tăng 5,6% về lượng và tăng 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,8% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 1,11 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, tăng 6% về lượng và tăng 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Về giá xuất khẩu: Trong 11 tháng năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hầu hết các chủng loại cao su đều trong xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2021. Trong mấy tháng gần đây, giá cao su liên tục giảm mạnh, kéo theo giá xuất khẩu các chủng loại cao su cũng liên tục giảm, nhất là trong tháng 11/2022 giá đã xuống mức thấp nhất tính từ đầu năm 2022, đồng thời là mức thấp nhất trong gần hai năm qua do nguồn cung dư thừa.