Giá cao su hôm nay 2/3: Quay đầu tăng mạnh, không dễ gì 'đè' giá cao su

02/03/2022 19:26 GMT+7
Giá cao su hôm nay 2/3 đã quay đầu tăng mạnh trở lại, cả hai sàn giao dịch cao su thế giới đều ghi nhận mức tăng cao. Các chuyên gia nhận định, giá cao su không dễ gì giảm sâu bởi, ngoài tác động của giới đầu cơ thì giá cao su còn phụ thuộc lớn vào tình hình cung-cầu...

Giá cao su quay đầu 'xanh mướt' cả hai sàn

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 2/3/2022, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 7/2022, tăng mạnh lên mức 257,8 JPY/kg, tăng mạnh 2,4 yên, tương đương 0,93%.

Giá cao su hôm nay 2/3: Quay đầu tăng mạnh, không dễ gì 'đè' giá cao su - Ảnh 1.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE): Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 255 CNY, lên mức 13.715 CNY/tấn, tương đương 1,89%.

Giá cao su hôm nay 2/3: Quay đầu tăng mạnh, không dễ gì 'đè' giá cao su - Ảnh 2.

Giá cao su hôm nay 2/3: Quay đầu tăng mạnh, không dễ gì 'đè' giá cao su - Ảnh 3.

Nguồn dữ liệu: Singapore Commodity Exchange Ltd (SICOM); Bloomberg; Rubber Association of Singapore Commodity Exchange (RASCE); International Rubber Study Group; Asian Wall Street Journal; World Bank.

Giá cao su hôm nay 2/3: Quay đầu tăng mạnh, không dễ gì 'đè' giá cao su - Ảnh 4.

Nguồn dữ liệu: Singapore Commodity Exchange Ltd (SICOM); Bloomberg; Rubber Association of Singapore Commodity Exchange (RASCE); International Rubber Study Group; Asian Wall Street Journal; World Bank.

Giá cao su Nhật Bản tăng mạnh bất chấp lo ngại về chiến sự Nga-Ukraine ảnh hưởng tới tâm lý và việc chốt lời của nhà đầu tư.

Tăng trưởng hoạt động sản xuất của Nhật Bản trong tháng 2 chậm lại xuống mức thấp nhất 5 tháng do biến chủng Omicron và tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô làm ảnh hưởng tới sản lượng của các công ty, ngay cả trước cuộc xung đột Nga-Ukraine làm phức tạp triển vọng kinh tế.

Như đã nhận định, giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm trong phiên hôm qua chỉ là tạm thời, khi xung đột Nga-Ukraine lan rộng, trong khi dòng vốn đầu cơ tiếp tục chuyển về sàn vàng và dầu thô với khả năng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn trong ngắn hạn.

Hôm qua, thị trường hàng hóa thế giới biến động rất mạnh do căng thẳng Nga – Ukraina lên đến đỉnh điểm. Trong khi các mặt hàng như vàng, dầu, palladium, nhôm và nickel, ngũ cốc... tăng mạnh thì giá các mặt hàng như đường, cà phê, cao su... đã giảm mạnh.

Cao su không dễ gì 'tụt' giá sâu...

Các chuyên gia nhận định, giá cao su không dễ gì giảm sâu bởi, ngoài tác động của giới đầu cơ như những ngày qua, thì giá cao su còn phụ thuộc lớn vào tình hình cung-cầu. 

Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 như mở lại biên giới của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế sẽ góp phần đáng kể vào sự phục hồi nhu cầu cao su trong năm nay, đặc biệt là trong quý 2/2022. 

Vì vậy, triển vọng ngành cao su năm nay là sáng sủa, giá cao su sẽ tiếp tục phục hồi và giữ ở mức cao. Giá cao su biến động và có giảm là do tác động trước mắt bởi tình hình địa chính trị Nga-Ukraine và biến động từ dòng tiền của các nhà đầu tư trong bối cảnh căng thẳng hiện nay.

ANRPC dự báo sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 sẽ tăng không cao, chỉ khoảng 5% so với năm 2021. Năm 2023, dự kiến nguồn cung cao su toàn cầu thiếu hụt và sẽ gia tăng thiếu hụt trong những năm tiếp theo cho đến năm 2028 và có thể kéo dài đến năm 2031 do khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn. 

Dự báo này đã được thực hiện trên cơ sở đánh giá xu hướng trồng và khả năng mở rộng diện tích cây cao su trưởng thành ở các quốc gia sản xuất cao su. Ngành cao su tự nhiên đã thoát ra thời kỳ kéo dài nguồn cung dư thừa.

Giá cao su hôm nay 2/3: Quay đầu tăng mạnh, không dễ gì 'đè' giá cao su - Ảnh 5.

Giá cao su ngày 2/3: Quay đầu tăng mạnh tại châu Á

Về thị trường tiêu thụ, ngoài Ấn Độ thì Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ tăng nhập khẩu cao su dù tình hình thế giới có biến động. Trong năm 2021, Mỹ đã nhập khẩu 1 triệu tấn cao su tự nhiên (mã HS: 4001), trị giá 1,85 tỷ USD, tăng 24,5% về lượng và tăng 54,8% về trị giá so với năm 2020. Năm 2022, dự báo Mỹ vẫn sẽ nhập lượng cao su tự nhiên khoảng trên dưới 1 triệu tấn và khoảng gần 700.000-800.000 tấn cao su tổng hợp. 

Trong năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Mỹ. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 4,3%, tăng so với mức 3,2% của năm 2020. Trong khi, cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm 0,01% trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ.

Giá cao su hôm nay 2/3: Quay đầu tăng mạnh, không dễ gì 'đè' giá cao su - Ảnh 6.

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ.

Với Trung Quốc, trong năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2021 chiếm 18,2%, tăng so với mức 16,3% của năm 2020. Dự báo Trung Quốc sẽ phải nhập thêm 2 triệu tấn cao su trong thời gian từ tháng 1/2022 đến tháng 4/2022 để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục tăng nhập khẩu cao su chủ yếu từ các thị trường như: Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Bờ Biển Ngà, Indonesia và Việt Nam... trong năm 2022.

Giá cao su hôm nay 2/3: Quay đầu tăng mạnh, không dễ gì 'đè' giá cao su - Ảnh 7.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Trước đó, đánh giá tình hình lạc quan của thị trường cao su khi chưa xảy ra xung đột quân sự Nga-Ukraine, các Bộ ngành đã đưa ra kế hoạch xuất khẩu 3,5 tỷ USD cho ngành cao su trong năm 2022. Cùng với đó, giá cao su được dự báo có thể sẽ bật tăng lên mức 3,8 USD/kg vào nửa cuối năm 2022 do nhu cầu tăng cao trong khi sản lượng cao su toàn cầu giảm do diện tích giảm và yếu tố biến đổi khí hậu.

Thực tế, tuy Việt Nam là nước đứng thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu cao su nhưng vẫn đang phải đối mặt với một số áp lực để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu cho các sản phẩm cao su thiên nhiên.

Bởi vậy, trong bối cảnh thị trường hàng hóa thế giới diễn biến phức tạp, lên xuống khó lường như hiện nay, các công ty cao su Việt Nam vẫn cần nỗ lực hơn nữa để đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn để mở rộng thị trường xuất khẩu. 


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục