Giá cao su hôm nay 24/2 đảo chiều tăng mạnh đồng loạt vì chiến sự Nga-Ukraine

24/02/2022 21:02 GMT+7
Giá cao su hôm nay 24/2 đảo chiều tăng mạnh đồng loạt tại thị trường Osaka và Thượng Hải. Giá cao su tăng do giá dầu thô leo thang và căng thẳng chiến sự Nga-Ukraine...
Giá cao su hôm nay 24/2 đảo chiều tăng mạnh đồng loạt vì chiến sự Nga-Ukraine - Ảnh 1.

Giá cao su hôm nay 24/2 đảo chiều tăng mạnh đồng loạt vì chiến sự Nga-Ukraine.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 24/2/2022, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 7/2022, tăng mạnh lên mức 258,9 JPY/kg, tăng mạnh 3,5 yên, tương đương 1,37%.

Giá cao su hôm nay 24/2 đảo chiều tăng mạnh đồng loạt vì chiến sự Nga-Ukraine - Ảnh 2.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE): Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn Thượng Hải tăng nhẹ 40 CNY, lên mức 14.195 CNY/tấn, tương đương 0,28%.

Giá cao su hôm nay 24/2 đảo chiều tăng mạnh đồng loạt vì chiến sự Nga-Ukraine - Ảnh 3.

Giá cao su biến động liên tục do các nhà đầu tư lo ngại về căng thẳng chiến sự leo thang giữa Ukraine và Nga. Giá cao su hôm qua 23/2 còn giảm mạnh tại châu Á. Giá cao su tại Osaka và Thượng Hải đều giảm mạnh phiên thứ 3 liên tiếp nhưng hôm nay đã quay đầu tăng mạnh.

Giá cao su Nhật Bản tăng lên mức cao do giá dầu mạnh lên, trong khi mưa rào tại Thái Lan làm tăng lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật phiên này giảm 1,7%, là phiên thứ 4 liên tiếp giảm. Thị trường Nhật Bản đóng cửa vào thứ Tư để nghỉ lễ sinh nhật của Thiên Hoàng.

Hôm nay duy chỉ có hợp đồng cao su giao tháng 3 trên sàn giao dịch Singapore giảm 0,1% xuống 182,8 US cent/kg. 

Trong 10 ngày giữa tháng 2/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước không có nhiều biến động. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 330-340 đồng/độ mủ, ổn định so với 10 ngày trước đó. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 348-350 đồng/độ TSC. Giá mủ cao su Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 310-320 đồng/độ TSC.

Giá cao su hôm nay 24/2 đảo chiều tăng mạnh đồng loạt vì chiến sự Nga-Ukraine - Ảnh 4.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Tháng 1/2022, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 74,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 143,24 nghìn tấn, trị giá 243,81 triệu USD, giảm 24,7% về lượng và giảm 24,4% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 tăng 0,9% về lượng và tăng 10,1% về trị giá. 

Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 1/2022 ở mức 1.702 USD/tấn, tăng 0,3% so với tháng 12/2021 và tăng 9,1% so với tháng 1/2021. 

Giá cao su hôm nay 24/2 đảo chiều tăng mạnh đồng loạt vì chiến sự Nga-Ukraine. (Trong ảnh là thu mua mủ cao su ở Bình Phước). Ảnh: CTV

Giá cao su hôm nay 24/2 đảo chiều tăng mạnh đồng loạt vì chiến sự Nga-Ukraine. (Trong ảnh là thu mua mủ cao su ở Bình Phước). Ảnh: CTV

Năm 2022, dự báo xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh xuất khẩu cao su sang Trung Quốc khó khăn do chính sách "Zero Covid", ngành cao su Việt Nam đang hướng tới thị trường Liên minh châu Âu (EU) để tận dụng tối đa các ưu đãi từ hiệp định thương mại EVFTA với khu vực này.

Với EVFTA, cao su tổng hợp và các chất dẫn xuất sẽ không có lợi thế mới vì thuế suất đã đang là 0%. Tuy nhiên, các loại ống ghép nối bằng cao su và lốp cao su được miễn thuế ngay lập tức từ mức 3%-4,5% trước đây. Băng tải, băng truyền, hoặc đai tải bằng cao su sẽ được giảm theo kỳ hạn 5 năm từ 6,5%. Đây là động lực thúc đẩy xuất khẩu cao su và sản phẩm từ cao su của Việt Nam sang EU trong năm nay. 

Được biết, trong 11 tháng 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang EU đạt khoảng 100 nghìn tấn, tương đương 175 triệu USD, tăng 33,7% về lượng và tăng mạnh 72,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Các chủng loại cao su xuất khẩu chủ yếu sang EU là: Mã HS. 40012240 - cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật (TSNR) CV (đạt 71 triệu USD, tăng mạnh 88,8% so với cùng kỳ 2020 và chiếm 40,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su sang EU); mã HS. 40012290 - TSNR loại khác (đạt 43 triệu USD, tăng mạnh 85,8%, chiếm 24,6%), mã HS. 40011011 - Mủ cao su cô đặc bằng phương pháp ly tâm (SEN) (đạt 21 triệu USD, tăng mạnh 87,4%, chiếm 12,1%),… 

Trong số các thị trường thành viên EU, cao su Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Đức (đạt 62 triệu USD), Italy (đạt 25 triệu USD), Tây Ban Nha (đạt 22 triệu USD) và Hà Lan (đạt 17 triệu USD). 

Tại thị trường EU, ngành công nghiệp – sản xuất – tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ (sản xuất máy bay, ô tô, xe máy, thiết bị, máy móc cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu dùng…), nhu cầu tiêu thụ của EU đối với cao su và các sản phẩm từ cao su rất lớn, đặc biệt là các chủng loại cao su cao cấp (SVR CV) và chủng loại SVR 10, SVR 20, dự báo đà tăng trưởng nối tiếp của mặt hàng này từ Việt Nam trong những năm tiếp theo...


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục