Giá cao su tăng đồng loạt tuần thứ 3 liên tiếp, kiến nghị "nóng" của ngành cao su

19/01/2022 08:53 GMT+7
Giá cao su đang duy trì đà tăng, thị trường tăng đồng loạt trên các sàn trọng điểm, cụ thể là sàn Osaka và Thượng Hải. Trong khi đó, DN ngành cao su kiến nghị Chính phủ cho phép xác định doanh thu gỗ cao su như mủ, tham vọng thu hàng chục nghìn tỷ đồng năm 2022...

Giá cao su tăng đồng loạt tuần thứ 3 liên tiếp...

Giá cao su đang duy trì đà tăng, thị trường tăng đồng loạt trên các sàn trọng điểm, cụ thể là sàn Osaka và Thượng Hải.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 18/1/2022, kỳ hạn tháng 6/2022, tăng mạnh lên mức 241,1 JPY/kg, tăng mạnh 1,6 yên, tương đương 0,67%.

Giá cao su tăng đồng loạt tuần thứ 3 liên tiếp, kiến nghị "nóng" của ngành cao su - Ảnh 1.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE): Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 45 CNY, lên mức 14.790 CNY/tấn, tương đương 0,31%.

Giá cao su tăng đồng loạt tuần thứ 3 liên tiếp, kiến nghị "nóng" của ngành cao su - Ảnh 2.

Giá cao su trên sàn Osaka tăng, gần với mức cao nhất kể từ ngày 2/12/2021 đạt được hôm 13/1. Tính chung cả tuần, giá cao su đã tăng tuần thứ 3 liên tiếp, thêm tổng cộng 2,1%.

Giá cao su tại Osaka tăng do giá cao su hàng thực giao dịch tại các nước sản xuất ở Đông Nam Á và giá cao su trên sàn Thượng Hải đều tăng, khuyến khích tâm ý của người mua. 

Trong thời gian này, Thái Lan chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Indonesia và Ấn Độ.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, trong 11 tháng năm 2021, Thái Lan xuất khẩu được 4,51 triệu tấn cao su (mã HS: 4001; 4002; 4003; 4005), trị giá 236,19 tỷ Baht (tương đương 7,05 tỷ USD), tăng 7,7% về lượng và tăng 36,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc, Malaysia, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan trong 11 tháng năm 2021. Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 51,2% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan với 2,31 triệu tấn, trị giá 144,32 tỷ Baht (tương đương với 3,41 tỷ USD), giảm 5,7% về lượng, nhưng tăng 15,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. (Tỷ giá 1 Baht = 0,02984 USD).

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tổng hợp của Thái Lan trong 11 tháng năm 2021 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang Malaysia, Nhật Bản, Ấn Độ và Indonesia tăng.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong 11 tháng năm 2021 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường lớn là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Malaysia giảm.

Trong nước, hai tuần đầu của tháng 01/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước tăng trở lại theo xu hướng của thị trường thế giới. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 293-333 đồng/độ mủ, tăng 10 đồng/độ mủ so với cuối năm 2021. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 318-322 đồng/độ mủ. Dự kiến trong tháng 01/2022, giá mủ cao su trong nước sẽ dao động quanh mức 290-335 đồng/độ mủ.

Giá cao su tăng đồng loạt tuần thứ 3 liên tiếp, kiến nghị "nóng" của ngành cao su - Ảnh 4.

Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng. Ảnh: VRG

Kiến nghị xác định doanh thu gỗ cao su như mủ, tham vọng thu hàng chục nghìn tỷ đồng năm 2022 

Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng. Với vị trí thứ ba toàn cầu về trị giá xuất khẩu, cao su Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức, Hoa Kỳ… Trong đó, xuất khẩu cao su sang Hoa Kỳ có xu hướng tăng mạnh.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su cả năm 2021 đạt gần 2 triệu tấn, trị giá 3,2 tỷ USD, tăng 12% về lượng và tăng 37,5% về trị giá so với năm 2020.

Riêng trong tháng 12/2021, xuất khẩu cao su đạt 250 nghìn tấn, trị giá 428 triệu USD, tăng 18,5% về lượng, tăng 20% về giá trị so với tháng 11/2021.

Xuất khẩu cao su đạt 3,2 tỷ USD, lấy lại phong độ sau  nhiều năm sụt giảm - Ảnh 1.

Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 3 thế giới. Ảnh: VRG

Cục Xuất nhập (Bộ Công Thương) cho biết, trong năm 2021, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất của cao su Việt Nam với gần 1,4 triệu tấn, tương đương gần 2,3 tỷ USD, không biến động về lượng nhưng tăng 25% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu dự kiến sẽ thiếu hụt do ảnh hưởng bởi mùa mưa kéo dài ở một số nước châu Á cuối năm 2021. Hiệp hội cao su Việt Nam nhận định tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su sẽ kéo dài sang năm 2022 khiến giá mủ tiếp tục tăng hoặc neo ở mức cao, Việt Nam sẽ hưởng lợi kép về sản lượng và giá trị.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), triển vọng nhu cầu về cao su tự nhiên của thế giới sẽ tăng lên trong thời gian tới khi các biện pháp hạn chế do Covid-19 được nới lỏng, biên giới của một số quốc gia được mở lại, các hoạt động kinh tế khôi phục. Vì vậy, triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ vẫn rất sáng, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.

Giá cao su tăng đồng loạt tuần thứ 3 liên tiếp, kiến nghị "nóng" của ngành cao su - Ảnh 6.

Triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ vẫn rất sáng, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao. Ảnh: VRG

Năm 2021, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đạt tổng doanh thu hợp nhất 28.500 tỷ đồng. Năm 2022, VRG đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 30.000 tỷ đồng.

Đây là định hướng chỉ tiêu kế hoạch năm 2022 được VRG đề ra tại hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022. 

Dịch Covid-19 đã tác động toàn bộ đến các đơn vị thành viên của tập đoàn VRG, đặc biệt nặng nề ở các địa phương thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ảnh hưởng về sản xuất kinh doanh chính không lớn nhưng kết quả chung bị ảnh hưởng khá lớn gồm việc không thu hoạch được gỗ cao su theo kế hoạch do giãn cách và các dự án thu hồi đất cao su đều bị hoãn tiến độ.

Lĩnh vực chế biến gỗ là lĩnh vực kinh doanh bị tác động khá mạnh. Đầu năm 2021, các công ty gỗ không có đơn hàng, không tổ chức được việc thu hoạch gỗ do giãn cách xã hội.

Nỗ lực vượt qua khó khăn, đảm bảo hoàn thành mục tiêu kép, cuối năm 2021, VRG cơ bản hoàn thành đạt và vượt nhiều chỉ tiêu. 

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo VRG kiến nghị Chính phủ xem xét việc doanh nghiệp không phải nộp tiền thuê đất khi tái canh vườn cây cao su vì đây là dự án mới, được thực hiện theo chu kỳ sinh lý cây trồng.

Cây cao su là cây rừng. Trong thời gian đầu tư xây dựng cơ bản, dự án không có nguồn thu để trả tiền thuê dất. 

VRG cũng kiến nghị Chính phủ chấp thuận xem gỗ là sản phẩm chính của cây cao su theo quy định tại Quy trình kỹ thuật cây cao su. Theo đó, xem gỗ cao su là hàng hóa như mủ cao su, được hoạch toán là doanh thu từ sản xuất kinh doanh thay vì chỉ là doanh thu khác như hiện nay.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục