Giá vàng hôm nay 15/1: Giằng co, vàng mất ngưỡng quan trọng khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần

15/01/2022 08:19 GMT+7
Giá vàng hôm nay 15/1 tiếp tục giảm do đồng USD suy yếu dù các nhà đầu tư đã đảo ngược mua vào. Vàng đã mất ngưỡng quan trọng khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần...

Giá vàng hôm nay 15/1: Giằng co, vàng mất ngưỡng quan trọng khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần

Giá vàng thế giới cập nhật lúc 7 giờ 30 sáng nay (15/1) đứng ở mức 1.818,1-1.818,6 USD/ounce (mua vào - bán ra), giảm 3,3 USD so với giá cùng thời điểm này sáng qua, đứng ở mức 1.821,4-1.821,9 USD/ounce (mua vào - bán ra). So với giá chốt phiên tối qua, giá vàng giảm 4,1 USD, đứng ở mức 1.818,1 USD/ounce, do đồng USD suy yếu dù các nhà đầu tư đã đảo chiều đẩy mạnh việc mua vàng vào nhiều hơn.

Giá vàng hôm nay 15/1: Giằng co, vàng mất ngưỡng quan trọng khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần - Ảnh 1.

Nguồn: tradingeconomics.com

Giá vàng hôm nay 15/1: Giằng co, vàng mất ngưỡng quan trọng khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần - Ảnh 2.

Nguồn: tradingeconomics.com

Giá vàng hôm nay 15/1: Giằng co, vàng mất ngưỡng quan trọng khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần - Ảnh 3.

Nguồn: Kitco Gold Index (KGX)

Mối đe dọa lạm phát cuối cùng đang đẩy vàng lên cao hơn khi các nhà đầu tư kỳ vọng áp lực giá sẽ tiếp tục leo thang. Trước giờ kết thúc phiên giao dịch tuần này, giá vàng thế giới lại đánh mất ngưỡng quan trọng 1.820 USD/ounce, giảm 5,1 USD (0,28%) so với chốt phiên liền trước, giao dịch tại 1818.1 USD/ounce, ghi nhận vào lúc 4h45 ngày 15/1 (giờ Việt Nam). 

Hai bộ dữ liệu quan trọng giữ cho thị trường trong tâm trạng tránh rủi ro là lạm phát và doanh số bán lẻ. Tại Mỹ, lạm phát đã tăng ở tốc độ cao nhất kể từ năm 1982 vào tháng 12, tăng 7% trong 12 tháng qua. Trong khi đó, doanh thu bán lẻ giảm mạnh nhất trong 10 tháng, giảm 1,9%.

Lạm phát tại Mỹ đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm vào tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 của Mỹ đã tăng 7% so với cùng kỳ 2020. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6/1982. 

Vàng được xem như biện pháp phòng ngừa lạm phát, nhưng kim loại quý này nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, vốn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng không sinh lãi.

Ed Moya, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của công ty môi giới OANDA, cho biết thị trường vàng nói chung hầu như không có phản ứng gì với số liệu nói trên vì nó không làm thay đổi kế hoạch chính sách vào tháng Ba tới của Fed. Lãi suất tăng thường làm giảm sức hấp dẫn của vàng.

Theo chuyên gia Spivak, nếu lạm phát tăng nóng hơn dự kiến, giá vàng sẽ giảm trước những suy đoán Fed sẽ phải thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay hơn.

Trong cuộc khảo sát giá vàng tuần này của Kitco news, trong 16 nhà phân tích trên Phố Wall tham gia khảo sát, 9 người (chiếm 58%) dự báo giá vàng tăng vào tuần tới; 3 người khác (19%) dự báo giảm giá vàng, trong khi 4 nhà phân tích còn lại (25%) cho ý kiến trung lập.

Trong khi đó, với 928 phiếu khảo sát tại cuộc thăm dò trực tuyến trên Phố Chính, 529 người được hỏi (tương đương 57%) kỳ vọng giá vàng sẽ tăng giá vào tuần tới; 225 người khác (24%) dự đoán thấp hơn, trong khi 174 (19%) trung lập với giá vàng.

Giá vàng hôm nay 15/1: Giằng co, vàng mất ngưỡng quan trọng khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần - Ảnh 5.

Giá vàng hôm nay 15/1: Giằng co, vàng mất ngưỡng quan trọng khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần.

Giá vàng trong nước: Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/1, giá vàng miếng 9999 trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji ở mức 61 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,6 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội và 61 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,6 triệu đồng/lượng (bán ra) tại TP.HCM.

Giá vàng tại SJC niêm yết ở mức 61,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,72 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Còn tại TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 61,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,7 triệu đồng/lượng (bán ra).


 

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục