Giá vàng hôm nay 30/9: Tiếp tục giảm, giữ hay bán vàng?

30/09/2021 06:49 GMT+7
Giá vàng đêm qua phục hồi nhưng không thành công và tiếp tục giảm sâu, có lúc chạm 1.725,20 USD/ounce, mức thấp nhất trong 6 tuần khi giới đầu tư bình tĩnh lại sau đợt bán tháo mạnh trong phiên thứ Ba.

Giá vàng thế giới

Giá vàng hôm nay 30/9: Tiếp tục giảm, giữ hay bán vàng? - Ảnh 1.

Vàng thế giới chạm đáy 6 tuần.

Giá vàng hôm nay chịu áp lực liên tiếp khi đồng USD tăng giá trên diện rộng và lãi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục đi lên. 

Theo đó, giá vàng hôm nay tiếp đà điều chỉnh giảm. Kim loại quý đang bị hạn chế vì thị trường đã bình tĩnh hơn sau đợt bán tháo mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ ngày 29/9.

Theo ghi nhận, đến 21h ngày 29/9, giá vàng thế giới trên sàn giao dịch điện tử Kitco ở mức 1.726,5 - 1.727,5 USD/ounce, giảm 5 USD so với phiên liền trước.

Giá vàng trong nước

Trước giờ mở cửa, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM được niêm yết 56,15-57,10 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng chiều mua vào và 150.000 đồng chiều bán ra so với cùng thời điểm phiên trước.

Giá vàng hôm nay 30/9: Tiếp tục giảm, giữ hay bán vàng? - Ảnh 2.

Giá vàng hôm nay chịu áp lực bởi đồng USD tăng giá. Ảnh minh họa KT

Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội giảm nhẹ 50.000 đồng chiều mua vào và tăng nhẹ 50.000 đồng chiều bán ra khi được niêm yết 56,65-57,55 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra.

Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tăng 20.000 đồng chiều mua vào và cũng giảm 30.000 đồng chiều bán ra với 50,59-51,29 triệu đồng/lượng.

Giảm mạnh nhất là giá vàng 9999 thương hiệu NPQ khi mất 300.000 đồng hai chiều về 50,30-51,10 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…

Giá vàng tiếp tục giảm, giữ hay bán vàng?

Các chuyên gia quốc tế nhận định, hiện có rất ít khả năng để vàng tăng giá. Dự báo, giá vàng sẽ chỉ ở quanh mức 1.500 USD/ounce vào cuối năm 2022, đặc biệt là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tính tới việc bắt đầu tăng lãi suất.

Chỉ số đồng USD đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2020. Giá vàng luôn nhạy cảm với các biến động của lợi suất trái phiếu, vì lợi suất cao hơn giúp đồng USD đi lên và làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không sinh lợi.

Chủ tịch chi nhánh Fed tại St. Louis James Bullard trước đó cho hay, lạm phát cao có thể khiến Fed phải đưa ra các biện pháp mạnh hơn, bao gồm cả hai đợt tăng lãi suất trong năm 2022.

Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh nền kinh tế Mỹ vẫn còn lâu mới đạt được "toàn dụng lao động", một yếu tố quan trọng trong các yêu cầu của Fed về việc tăng lãi suất.

"Toàn dụng lao động" (hay "Toàn dụng nhân công") là trạng thái của nền kinh tế mà tất cả mọi người thuộc lực lượng lao động (trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc với mức lương hiện hành trên thị trường lao động) đều có việc làm. Nền kinh tế chỉ tồn tại thất nghiệp tự nhiên. Chỉ có những người không chấp nhận làm việc ở mức lương chung của thị trường mới không có việc làm.

Ở trạng thái "Toàn dụng lao động", nguồn nhân lực trong nền kinh tế được sử dụng đạt hiệu quả tối ưu.

Bên cạnh đó, trở lại giá vàng, giới đầu tư đã dồn vốn đồng bạc xanh giúp USD tăng giá trên diện rộng và khiến giá vàng phải đối mặt với áp lực suy yếu.

Trong khi đó, lãi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục đi lên chạm ngưỡng 1,53%/năm. Đây cũng là lý do khiến giá vàng bị gia tăng áp lực.

Trước diễn biến thị trường như hiện tại, giới đầu tư nhận thấy, việc nắm giữ vàng là vô cùng rủi ro khiến các nhà đầu tư bán vàng để thu hồi vốn. Vì vậy, vàng được giao dịch giằng co dưới mức 1.750 USD/ounce.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục