Giải trình nguồn gốc tài sản không trung thực có thể bị cách chức

30/10/2020 06:41 GMT+7
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 mở rộng đối tượng kê khai tài sản lần đầu nhưng lại thu hẹp đối tượng phải kê khai hằng năm để tập trung kiểm soát có trọng tâm, nhất là cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo từ giám đốc sở và tương đương trở lên, và một số vị trí công tác dễ nảy sinh tham nhũng.

Gửi kiến nghị tới Quốc hội, cử tri nhiều tỉnh, thành cho rằng, việc kê khai tài sản và thu hồi tài sản tham nhũng vẫn là khâu yếu, còn hình thức và chiếu lệ. Cử tri đề nghị quan tâm nhiều hơn nữa tới lĩnh vực này trong thời gian tới.

Về thu hồi tài sản, theo Thanh tra Chính phủ, đề án cơ sở quốc gia về tài sản thu nhập đang được khẩn trương hoàn thiện. Đây là cơ sở dữ liệu có vai trò quan trọng trong phòng, chống cũng như việc thu hồi tài sản tham nhũng.

Đáng lưu ý, luật cũng quy định, người kê khai, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực sẽ bị xử lý bằng các hình thức như: Xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử với người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, hay người đã được bầu, bổ nhiệm…thì bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; với người được quy hoạch vào chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch…


Thành Nam/Tiền Phong
Cùng chuyên mục