Khu Kinh tế Vân Phong: Thu hút đầu tư đạt thấp
Theo ghi nhận từ thống kế của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, từ đầu năm đến nay, KTT mới chỉ ghi nhận được 5 dự án điều chỉnh tặng vốn với tổng số tiền hơn 265 tỷ đồng.
Hiện nay, Khu kinh tế Vân Phong thu hút được tổng số vốn mới là 420 tỷ đồng, đạt 86% so với kế hoạch năm 2019. Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong cũng nhận định đây là một kết quả thấp. Nguyên nhân được cho là do khu vực Bắc Vân Phong dùng thu hút, chỉ tập trung tại khu vực Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hòa; công tác giải phóng mặt bằng chậm, chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng cho Khu kinh tế có xu hướng giảm.
Qua công tác thanh kiểm tra thời gian qua, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị cần rà soát thủ tục đầu tư của các dự án nên gây ra nhiều khó khăn trong việc triển khai các dự án.
Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong cũng đã đưa ra biện pháp để tháp gỡ khó khăn trong việc thu hút đầu tư. Tập trung vào 3 giải pháp cơ bản gồm: Tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư; tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng các Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và thực hiện xúc tiến đầu tư tại các thị trường tiềm năng.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Khành Hòa cũng kiến nghị Chính phủ cho phép kêu gọi vốn đầu tư vào khu vực Bắc Vân Phong; cho phép nghiên cứu, tiếp cận một số dự án lớn để tạo động lực phát triển kinh tế.
Khu kinh tế Vân Phong được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 với tổng diện tích khoảng 150.000 ha (70.000 ha mặt đất và 80.000 ha mặt nước), nằm trên địa bàn huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam.
Tháng 3/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 380/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 với tính chất là: Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó có cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác. Trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước.